"Tài xế say xỉn, xe chục tỷ cũng tịch thu"

06/03/2015 08:27:06

"Việc tịch thu sẽ không phân biệt giá trị. Phương tiện đó có thể là xe máy hay xe sang cả chục tỷ", ông Khuất Việt Hùng nói về kiến nghị xử lý tài xế say xỉn vừa gửi Chính phủ.

"Việc tịch thu sẽ không phân biệt giá trị. Phương tiện đó có thể là xe máy hay xe sang cả chục tỷ", ông Khuất Việt Hùng nói về kiến nghị xử lý tài xế say xỉn vừa gửi Chính phủ.

Chiều 5/3, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề "Nâng mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông". Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia và tiến sĩ Tô Văn Hòa, Trưởng khoa Khoa luật Hành chính, Đại học Luật Hà Nội là khách mời.
 
Trước lo ngại của người dân về việc người mượn xe vi phạm luật khiến xe bị tịch thu, tiến sĩ Tô Văn Hòa cho rằng, cần phải tách bạch trách nhiệm của người vi phạm và chủ phương tiện.
 

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Theo ông, ở Việt Nam viêc cho mượn xe xảy ra thường xuyên. Người cho mượn xe cũng khó kiểm soát, ra điều kiện là người mượn không được uống rượu bia. Tuy nhiên, ông hoàn toàn tán thành với nhận định người uống rượu bia lái xe có khả năng gây ra tai nạn, gây nguy hiểm cho xã hội.

"Nếu có thể tách bạch mối quan hệ giữa người cho mượn xe và người vi phạm thì sẽ giải quyết được vấn đề. Một mặt, mức chế tài dành cho người vi phạm, mặt khác người vi phạm phải có trách nhiệm đối với người bị nạn nói chung", TS Hòa nói.

Trưởng Khoa luật Hành chính lý giải, người vi phạm phải có trách nhiệm đối với người đã cho mượn xe dưới dạng trách nhiệm dân sự. Vì ở đây, người cho mượn không kiểm soát được người mượn có uống rượu bia hay không.

Nêu bài học của Nhật Bản, ông Khuất Việt Hùng cho hay, ở nước này, người cho mượn xe cũng bị phạt. Còn người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Cũng theo ông Hùng, ngay từ lần đầu vi phạm, phương tiện cần bị tịch thu. "Tai nạn xảy khiến sức khỏe bị tổn hại, nguy cơ mất mạng, uy hiếp tính mạng người khác thường trực. 70% nguyên nhân tai nạn có yếu tố con người", ông Hùng nói.
 

Xe máy chạy trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Theo kiến nghị của Ủy ban ATGT quốc gia, phương tiện vi phạm lỗi này sẽ bị tịch thu. Ảnh: Hoàng Anh.


Ông Khuất Việt Hùng cho biết, theo kiến nghị của Ủy ban ATGT, khi tài xế say xỉn thì biện pháp tịch thu phương tiện được áp dụng mà không cần phân biệt giá trị. Phương tiện đó có thể là xe máy hay xe sang cả chục tỷ, bởi mối nguy hại lúc này là tài xế say xỉn, giá trị xe không có ý nghĩa.

"Vì thế để đơn giản hóa, chúng tôi đề xuất tịch thu mà không nói đến giá trị của phương tiện", ông Hùng nói.

Ông Khuất Việt Hùng khẳng định, khi xây dựng đề xuất, Ủy ban ATGT Quốc gia đã nghiên cứu cơ sở pháp lý. Ông cho biết, điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã có quy định về việc tịch thu phương tiện của những người cố tình vi phạm, những hành vi vi phạm hành chính uy hiếp gây nguy hiểm cho xã hội cao.

Theo kiến nghị của Ủy ban ATGT quốc gia, người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng và tịch thu phương tiện nếu trong máu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Ủy ban ATGT Quốc gia cũng chính thức kiến nghị Chính phủ cho phéptịch thu xe máy, xe thô sơ, xe máy điện nếu lưu thông vào đường cao tốc.
 
>> Đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe có nồng độ cồn cao
>> Thu ô tô khi lái xe say rượu: “Đề xuất này rõ ràng vi phạm Hiến pháp”
 
Theo Công Khanh (Zing.vn)

Nổi bật