Sở GD&ĐT TP.HCM công bố đề thi minh họa lớp 10

13/09/2017 19:02:00

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố đề thi minh họa môn toán cùa kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được thay đổi từ năm học này. 

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố đề thi minh họa môn toán cùa kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được thay đổi từ năm học này. 

Sở GD&ĐT TP.HCM công bố đề thi minh họa lớp 10 - ảnh 1
 
Sở GD&ĐT TP.HCM công bố đề thi minh họa lớp 10 - ảnh 2
 

Trước đó, ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP, cho biết đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay của ba môn toán, văn, ngoại ngữ sẽ được đổi mới theo hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng thực tiễn. Nhất là môn toán và văn sẽ tích hợp kiến thức của các môn khoa học khác như lý, hóa, sinh, địa...

Trong đó, môn toán có thay đổi nhiều nhất. Đề thi vẫn là đề toán với những câu hỏi đặc thù của toán học nhưng sẽ giảm những câu hỏi dạng kiến thức hàn lâm, tính toán biến đổi thuần túy và sự phức tạp của đề như lâu nay. Tăng các câu hỏi vận dụng thực tiễn, đó có thể là các câu hỏi ứng dụng trong cuộc sống hoặc là những câu liên quan đến các bộ môn khác như lý, hóa, sinh, địa...

Về cấu trúc, môn thi sẽ gồm 10 câu, mỗi câu 1 điểm. Trong đó năm câu đầu kiểm tra kiến thức ở cấp học, chủ yếu là lớp 9 với mức độ thông hiểu và vận dụng. Ba câu liên quan đến vận dụng kiến thức từ các môn khoa học khác và có khoảng 1-2 câu dạng khó để phân hóa năng lực học sinh. Nội dung kiến thức bao gồm: Hàm số bậc nhất, hàm số bậc 2, đồ thị hàm số bậc nhất, đồ thị hàm số bậc 2, sự tương giao của hai đường thẳng, phương trình, hệ phương trình, hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỉ số lượng giác...

Theo ông Tiến, với dạng đề này, các em sẽ vận dụng tính toán dễ hơn nhiều so với trước đây; việc dạy, học của thầy trò cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Thậm chí các em không cần phải nhớ công thức vì trong đề thi năm nay, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ thiết kế phần phụ lục gồm công thức có liên quan ở dưới mỗi đề thi để các em tiện vận dụng mà không phải nhớ nhiều.

Ông Tiến cho biết thêm từ đề minh họa này và sự thay đổi về đề thi sẽ dần định hướng thay đổi việc dạy và học làm sao để gắn với thực tiễn đời sống, hạn chế những phép tính phức tạp, nặng nề lâu nay. Giáo viên cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, thực hành đo đạc, tính toán. Dạy cho học sinh các hệ thống đơn vị, số đúng, số gần đúng và chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Ông Phạm Ngọc Tiến cũng cho biết môn văn và ngoại ngữ cũng sẽ được đổi mới theo hướng tăng các câu vận dụng từ thực tế vào đề thi. 

Đơn cử, môn ngữ văn vẫn sẽ có ba phần là đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đó, ở phần đọc hiểu văn bản sẽ mở rộng thể loại hơn. Như trước đây thường là vận dụng văn bản đời sống, văn bản về giáo dục công dân nhưng bây giờ có thể văn bản khoa học, tự nhiên... Tất nhiên các câu hỏi đi kèm vẫn là kiến thức văn học đặc thù.

Còn về nghị luận văn học và nghị luận xã hội, năm nay tạm thời vẫn ra đề như mọi năm nhưng sẽ hạn chế dần việc phụ thuộc vào ngữ liệu của sách giáo khoa. Có thể đề sẽ đưa ra đoạn văn hay bài thơ nào đó nằm ngoài sách giáo khoa.

Theo Phạm Anh (Pháp Luật TP.HCM)

Nổi bật