SGK lớp 6: Thạch Sanh dùng..."lưỡi búa", được "thiên thần" dạy dỗ

26/01/2016 11:00:52

Một vị phụ huynh phản ánh với Dân Việt về một số từ ngữ được dùng trong truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong cuốn “Ngữ văn” 6 mà theo chị đó là cụm từ “lạ”.

Một vị phụ huynh phản ánh với Dân Việt về một số từ ngữ được dùng trong truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong cuốn “Ngữ văn” 6 mà theo chị đó là cụm từ “lạ”.

Chị Thu Hương (Hà Nội) cho biết, khi xem sách giáo khoa “Ngữ văn 6” của NXB Giáo dục Việt Nam mà con chị mượn tại thư viện trường, chị khá bất ngờ khi phát hiện những cụm từ “lạ”. Cụ thể, trong truyện cổ tích Thạch Sach ở trang 61 có đoạn: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho các đủ môn võ nghệ và mọi phép thần thông”.
 
Khái niệm “thiên thần” được chú giải là “thần trên trời”.
 
 
 
SGK Ngữ văn 6 và những cụm từ theo vị phụ huynh phản ánh là khá... lạ
 

Trong sách, khái niệm “thiên thần” được chú giải là “thần trên trời”.

“Truyện cổ tích về Thạch Sanh trước đây mà thế hệ chúng tôi từng được nghe kể chưa từng thấy có những cụm từ như thế. Tôi chỉ nghe kể Thạch Sanh sử dụng rìu chứ không phải búa, và tôi chưa nghe ai gọi là “lưỡi búa” bao giờ cả. Và “Ngọc Hoàng sai “thiên thần” xuống dạy võ nghệ cho Thạch Sanh… - khái niệm “thiên thần” nghe cũng “Tây” quá. Truyện cổ tích của Việt Nam, theo tôi biết, vốn quen thuộc với hình ảnh “ông Tiên” hay “vị thần” chứ không phải “thiên thần”… Mặc dù khái niệm “thiên thần” được chú giải trong sách là “thần trên trời”. Nhưng cá nhân tôi thấy vẫn không ổn khi dùng như vậy…”, chị Hương băn khoăn.

Liệu đây có phải là một “dị bản” của truyện Thạch Sanh? Dùng từ ngữ như vậy có hợp với tuyện cổ tích hay không? Các nhà nghiên cứu  nói gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài sau: Nhà nghiên cứu nói gì về từ ngữ “lạ” trong truyện Thạch Sanh?
 
Theo D.A (Dân Việt)

Nổi bật