Tuổi thơ chìm trong nước mắt
Nhân vật chính trong câu chuyện mà chúng tôi muốn nói đến chính là Đặng Xuân Chinh (đội 1, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định), hiện đang là sinh viên năm thứ nhất, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội.
|
Chàng trai trẻ có nghị lực phi thường, vượt qua nhiều khó khăn để trở thành tân sinh viên trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Đặng Xuân Chinh. |
Ngỡ rằng số phận cứ thế êm đềm trôi đi, nào ngờ sau 2 tuần chào đời, bỗng một đêm trái gió, Chinh khóc nức nở và từ đó chẳng khi nào dừng lại. "2 tuần sau khi rời viện, con ăn ngoan và ngủ tốt nhưng rồi sau đó, cháu quấy khóc kinh khủng. Bố mẹ, ông bà, không ai ngủ nổi", chị Hà Thị Oanh, mẹ của Chinh cho biết.
|
Người mẹ tần tảo một nắng hai sương nuôi Chinh khôn lớn. |
|
Cha mẹ Chinh đều là nông dân. Để có tiền chạy chữa cho cậu, họ đã phải bán hết gia sản và lao động rất vất vả. Giống như cha Chinh, mỗi đêm ông phải vác tới 3 tấn thóc để kiếm tiền. |
Kỳ tích lại thêm một lần nữa xuất hiện nhưng có lẽ, may mắn trong đời chẳng mấy lúc được vẹn toàn trăm bề. Dù không bị tử thần mang đi nhưng đến năm 4 tuổi, Chinh vẫn biết không nói, không biết cười, không đi lại được và chỉ biết khóc. Thế giới của Chinh chìm lấp trong nước mắt, những mũi tiêm và cả những viên thuốc đắng chát. 4 năm sau khi sinh ra cũng là 4 năm mà cậu nằm trọn trong vòng ta cha, mẹ, theo chân họ đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để tìm cách chữa chạy... Chỉ có điều, công mài sắt đã chẳng thể nên kim. Kinh tế gia đình Chinh lâm vào kiệt quệ nhưng bệnh tình của cậu không hề tiến triển..
Trái tim đa cảm nưng lại chứa thép ở bên trong
Lên 5 tuổi, dù vẫn trong tình trạng bệnh tật chưa khỏi nhưng với hy vọng mở ra cho con một thế giới mới, mẹ Chinh quyết định đưa cậu đến trường. "Tôi đưa con đi mẫu giáo, cô chê con là nhận thức khác các bạn cùng tuổi nhưng tôi nói cô cứ cho con học, biết được ít nào hay ít ấy"... - mẹ Chinh nói trong nước mắt.
Hình ảnh Chinh (bên trái) khi còn nhỏ. |
|
Suốt nhiều năm, cậu luôn khiến cha, mẹ tự hào với kết quả học tập tốt, bất chấp thể lực yếu ớt và quá trình theo học thường bị gián đoạn. |
Hiểu được hoàn cảnh của bản thân, Chinh luôn nuôi ý chí vươn lên với hy vọng, một ngày kia, cậu có thể đứng lên bằng chính đôi chân của mình và dùng chất giọng khỏe khoắn nói chuyện với mọi người. Năm học lớp 1, nhờ được cô giáo quan tâm kèm cặp, cậu dần vươn lên và đạt kết quả tốt trong học tập.
Chinh buồn bã khi nhớ lại kỉ niệm đã làm cha, mẹ phải phiền lòng. |
|
Chinh luôn tin rằng, vì lời nói thiếu chín chắn của mình mà cậu đã khiến cha, mẹ phải vất vả hơn rất nhiều. |
Chinh rất thương bố mẹ và hiểu rằng bố mẹ cũng rất thương mình. Hồi còn nhỏ, khi đến nhà bạn chơi, cảm thấy căn nhà ấy khang trang và quá khác lạ so với những căn nhà khác mà cậu từng biết đến, Chinh đem chuyện ấy kể với cha mẹ. Điều tệ hại là cậu lại thắc mắc, vì sao nhà mình không to, đẹp được như thế. "Câu nói ấy khiến cha mẹ buồn rầu mấy ngày liền và một tháng sau, họ nói sẽ xây nhà mới. Lúc ấy mình còn ngây thơ nghĩ rằng chắc bố mẹ có tiền", Chinh nói.
"Vì muốn con có một gian nhà khang trang hơn, để nó không phải xấu hổ với bạn bè nên tôi phải đi vay mượn để xây cất và sau đó thì làm thuê, làm mướn hết sức để trả nợ", ông Đặng Ngọc An, cha của bạn Chinh chia sẻ.
Sau này, khi hiểu được mọi chuyện, Chinh đã tự trách mình rất nhiều. Bất chợt, trong đầu cậu chợt lóe lên một ý nghĩ chắc như đinh đóng cột rằng mai kia, nhất định mình phải đỗ Đại học, để bố mẹ yên lòng và cảm thấy tự hào vì chính đứa con khuyết tật của họ.
Ước mơ được đưa cha mẹ đi chơi công viên
|
Cuộc sống mới của Chinh ở Hà Nội đã dần có nhiều tiếng cười hơn xưa. |
|
|
Khoảnh khắc cảm động khi cả gia đình Chinh bất ngờ đoàn tụ. |
|
Clip câu chuyện xúc động về chàng trai khuyết tật với ước mơ được đưa cha, mẹ đi chơi công viên - (Nguồn: VTV). |