Lan kim tuyến thường sống ở nơi ẩm ướt và mọc rải rác trong rừng sâu. Mặt trên lá có màu tím nhung, gân lá hiện lên rất rõ, lá dày nhưng rất mềm mượt, óng ánh như kim tuyến, mặt dưới màu phớt hồng, thân chia thành từng đốt.
Được đồn thổi là "siêu thần dược", lan kim tuyến đã bị khai thác đến cạn kiệt. Ảnh: Internet |
Theo đó, "siêu thần dược" có thể chữa được vô số chứng bệnh nan y mà hiện nay y học thế giới chưa tìm ra thuốc chữa như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bao tử, tuyến tiền liệt...
Thậm chí, theo lời rao của một số con buôn, đầu nậu thì giống cỏ kim cương này như một hắc tinh của vi rút HIV.
Điều này đồng nghĩa với nó là giá thành được đẩy lên một cách chóng mặt. Thậm chí, những lúc cao điểm, mỗi kg lan kim tuyến có giá lên tới 100 triệu đồng mà vẫn có người mua.
Chính vì vậy mà loại dược phẩm này bị người dân săn lùng ráo riết trong những năm gần đây khiến sản lượng suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Đơn cử như một vài năm nay, người dân tại Hương Khê (Hà Tĩnh) rộ lên phong trào đi rừng săn lùng kim tuyến đem bán.
Anh Võ Văn Trình (Phúc Trạch) chia sẻ trên báo Hà Tĩnh: “Tìm kim tuyến cần phải tinh, nhạy vì cây khá nhỏ và sống trong tối nên rất khó tìm, có khi dẫm lên mà không biết.
Vào trong rừng thì nhóm chia thành các ngả để tìm, khi một người trong nhóm phát hiện cây kim tuyến thì cả nhóm tụ lại và truy tìm trong vòng bán kính khoảng 50m.
Mấy năm gần đây, người dân ở Hương Khê thường xuyên vào rừng tìm loại cây giá trị này. Ảnh: Báo Hà Tĩnh |
Ở Việt Nam cây lan gấm chưa có tài liệu nghiên cứu và chưa dùng làm thuốc. Theo tài liệu của Đài Loan thì cây lan gấm là một loại cây nổi tiếng vô cùng quý giá có bán tại các tiệm thuốc Bắc hoặc dùng trong nhân dân. Cây lan gấm có tác dụng: Tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt. Cây lan gấm dùng cả cây tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g khô. Dùng ngoài: cả cây tươi giã nát đắp chỗ vết thương sưng đau. Theo Cây thuốc Việt |