Bố em mua xe máy từ người quen nhưng chưa làm thủ tục sang tên (Ảnh minh họa) |
Trả lời:
Thứ nhất, về việc vi phạm về đăng ký sang tên xe:
Điểm b khoản 1 điều 30 Nghị định 107/2014/NĐ - CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”
Theo quy định này thì chủ phương tiện xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Tuy nhiên, khoản 4 điều 76 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.” Như vậy, theo quy định này việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với việc đi xe không chính chủ được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo quy định này thì bạn sẽ không bị xử phạt hành chính về việc đi xe không chính chủ tại thời điểm này.
Thứ hai, về việc giữ giấy tờ xe:
Luật GTĐB Việt Nam 2008 quy định đối với người điều khiển phương tiện phải chấp hành các biển báo hiệu và quy tắc giao thông trên đường bộ.Với trường hợp nêu trên, việc CSGT lập biên bản là đúng với quy định.Vì tại ngã tư người điều khiển phương tiện khi chuyển hướng rẽ phải bật xi nhan báo hiệu trước để mọi người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường phía trước, sau biết.
Ngoài ra, với lỗi không bật xi nhan khi rẽ, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản tạm giữ GPLX và đăng ký xe. Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Do bạn không bật xi-nhan khi rẽ, cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính với bạn là đúng.
Theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Khoản 2, Điều 75 của nghị định này cũng nêu rõ: Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Đến thời hạn ghi trong biên bản vi phạm hành chính, bạn đến nộp phạt, cơ quan công an sẽ trả lại giấy tờ xe cho bạn.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo Ban Bạn Đọc (VietNamNet)