Phát hiện mất 400 ngôi mộ nhờ hài cốt một cô gái?

12/05/2015 07:44:20

Nếu xác minh, tại khu đất có nhiều mộ của các nghĩa binh thời chống Pháp như người dân thông báo thì sẽ tôn tạo thành khu di tích.

Nếu xác minh, tại khu đất có nhiều mộ của các nghĩa binh thời chống Pháp như người dân thông báo thì sẽ tôn tạo thành khu di tích.
Trong mấy ngày qua, dư luận cả nước bất ngờ khi thông tin người dân làng Nghi An (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) tố cáo đơn vị thi công dự án cải tạo mặt bằng khu vực kho CK55 do quân khu V quản lý đã bốc hơn 400 ngôi mộ.
 
Các bậc cao niên trong làng cho biết, trong lịch sử làng ghi nhận ở khu nghĩa trủng Nghi An có khoảng 2.000 ngôi mộ. Tuy nhiên, theo ước tính của người dân thì thực chất có khoảng 1.000 ngôi mộ. Trong đó, các vị yên nghỉ ở đây chủ yếu là con dân trong làng và các liệt sĩ đã hy sinh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Nhật.
 

Người dân cho rằng, có khoảng 400 ngôi mộ đã "không cánh mà bay"

 
Trước đây, các ngôi mộ này được chôn cất ở khu vực sân bay Đà Nẵng hiện tại. Vào những năm 1950, quân đội Pháp và Nhật lấy đất xây sân bay nên các ngôi mộ này được di chuyển đến khu nghĩa trủng. Sau giải phóng, khu đất này được quân đội tiếp quản, xây dựng cụm kho CK55 cho đến nay.
 
Người dân cho biết, hầu hết các ngôi mộ ở khu nghĩa trũng đều vô danh, không xác định được thân nhân. Ngoài ra, khu đất thuộc sự tiếp quản của quân đội nên người dân ít khi lên đây. Tuy nhiên, theo tục lệ của làng, vào ngày 16 tháng Chạp hàng năm, người dân tổ chức lên đây cúng âm linh. Tại khu vực này còn có một ngôi miếu để thờ cúng chung các âm linh.
 
Vào đầu năm 2014, người dân trong làng nghe thông tin khu đất này nằm trong dạng quy hoạch. Đến ngày 25/4/2014, Hội đồng Chư phái làng Nghi An gửi đơn đến UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu bảo vệ nguyên vẹn khu nghĩa trủng. Đơn được gửi đi nhưng không có hồi âm.
 
Dịp lễ 30/4 vừa qua, người dân làng Nghi An dậy sóng khi có một tài xế xe múc thi công công trình cho biết, trong quá trình múc đất ở khu nghĩa trũng đã phát hiện một hài cốt có bộ tóc dài. Sau đó, công nhân làm việc tại đây đã thực hiện bốc hài cốt, xây lăng rồi cúng bái một cách đàng hoàng.
 
Nhanh chóng, thông tin này được chuyển đến Hội đồng Chư phái tộc làng nghi An. Các vị cao niên trong làng nhanh chóng lên khu vực này kiểm tra. Họ bất ngờ khi khu nghĩa trũng, trong đó có số lượng lớn ngôi mộ đã bị xúc đi đâu không rõ. Ứớc tính của người dân có khoảng 400 ngôi mộ đã “không cánh mà bay”.
 
Trong khoảng thời gian này, ông Nguyễn Tiến Ca (tổ trưởng tổ dân phố 16C, phường Hòa Phát) gọi điện, nhắn tin cho ông Trần Thọ (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) thông báo sự việc với hy vọng cầu cứu. Sau đó, cơ quan chức năng đến hiện trường kiểm tra và yêu cầu việc dừng khai thác khu đất này.
 

Người dân phát hiện mười hài cốt không nguyên vẹn và chôn cất, cúng bái đàng hoàng

 
Ông Ngô Đằng (Chủ tịch Hội đồng chư phái tộc Nghi An) chia sẻ, khu nghĩa trủng từ trước đến nay được người dân trong làng rất được coi trọng. Bình thường, chỉ một vài người có giấy giới thiệu của xã mới được lên thắp hương. Khi biết 400 ngôi mộ bị “mất tích”, người dân trong làng rất xót xa.
 
Mới đây, ông cùng một số người khác lên khu nghĩa trủng, phát hiện trên nền đất bị đào xới dở dang có một số hài cốt không được nguyên vẹn. Sau đó, được sự hỗ trợ của chính quyền, người dân trong làng đã quy tập, phân loại được mười bộ hài cốt. Sau đó, các hài cốt được bỏ vào tiểu sành, chôn cất, cúng bái một cách đàn hoàng.
 
Đến nay, việc khai thác đất, cải tạo mặt bằng tại khu nghĩa trủng đã được ngừng. Được biết, cơ quan chức năng hiện tại đang kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng sự việc. Nếu phát hiện khu đất này có mộ dân thì phải di dời. Nếu có mộ các liệt sĩ thì phải quy tập về nghĩa trang liệt sĩ. Đặc biệt, khi xác định được, có nhiều mộ của các nghĩa binh thời chống Pháp thì sẽ tôn tạo thành khu di tích.
 
Ông Mai Xuân Tuấn (chủ tịch UBND phường Hòa Phát) cho biết, lịch sử Đảng bộ của Phường ghi rõ, khu vực nghĩa trủng Nghi An có hơn 2.000 ngôi mộ. Tại làng còn có một tấm bia chiến tích ghi: “Nơi đây, trên dải phòng ngự Nghi An - Phước Tường, từ ngày 25/12/1946 đến ngày 6/1/1947, bộ đội ta thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 17, Trung đoàn 96 phối hợp với dân quân địa phương và hai đại đội tăng cường của Tiểu đoàn 100 (Trung đoàn 93) đã ngoan cường chiến đấu giữ vững phòng tuyến, trong đó quyết liệt nhất là trận tại cầu Nghi An… Trên các trận đánh này ta có 18 chiến sĩ anh dũng hy sinh”.
 
>> Chuyển vụ xúc 400 ngôi mộ sang công an xử lý
>> Vụ xúc 400 ngôi mộ: Quân khu 5 và TP Đà Nẵng vào cuộc xử lý
>> Vụ múc bán “nhầm” 400 ngôi mộ: Đà Nẵng chỉ đạo xử lý khẩn cấp
>> Múc “nhầm” 400 ngôi mộ đem bán... san lấp mặt bằng?
 
Theo Hoàng Long (Khampha.vn)

Nổi bật