Thời điểm hiện tại, mạng xã hội đang xôn xao về đoạn clip liên quan đến vụ việc bé N.P.H (sinh năm 2018) rơi từ tầng 12A chung cư trên đường Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân) được "người hùng" Nguyễn Ngọc Mạnh (sinh năm 1990, ở xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) cứu thoát thần kỳ. Ngay lập tức, nhiều cư dân mạng đã đưa ra những số liệu, phép tính dưới góc nhìn Vật lý.
Một bài giải được lan truyền rộng rãi như sau:
"Chiều cao (12 tầng vì tính từ sàn của tầng 13): 3m x12 tầng = 36m
G: 9.8
Z: cho trung bình là 10kg đối với bé 2 tuổi
Wt = 36x9.8x10 = 3.528J/ Ra khối lượng lúc anh trai kia đỡ là 3528/10 = 352,8 kg
Bong gân, mái tôn gần thủng... Trừ mái tôn hấp thu chấn động ra thì anh này đỡ trung bình cũng trên 250kg. Việc đỡ một quả tạ cũng không thể khó bằng việc đỡ một em bé rơi ở độ cao và tốc độ như vậy."
Liên quan đến kiến thức Vật lý, thầy Phạm Trung Thông, giáo viên Vật lý có lý giải: Trong quá trình rơi trúng anh thanh niên, trọng lực đã sinh công A = 4290J, tương đương với một vật có khối lượng 429kg. Các giả thiết và bài giải thầy đưa ra cụ thể dưới đây:
Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Đăng Ái - Tư duy mở trắc nghiệm Toán Lý cho hay: "Theo như lời anh Mạnh kể: thời gian phát hiện cho tới khi đỡ khoảng 1 phút, như vậy, cháu bé đã không thực hiện rơi tự do, vì tính toán độ cao như vậy rơi tự do chỉ hết gần 3 giây. Giả sử chỉ cần thời gian rơi tầm 10 giây thì đã có lực cản không khí hoặc khi rơi cháu bé có tiếp chạm vào đâu đó nhẹ rồi... làm tăng thời gian rơi. Nên lực đỡ không quá lớn như cộng đồng mạng đã tính toán".
"Nếu là 'áp lực' hay 'trọng lượng thực tế' nói trong bài giải của dân mạng là không đúng về khái niệm. Ở đây phải là 'xung lực'. Lẽ ra nên nói về tác động của xung lực này gần giống như việc phải đưa tay ra rồi ĐẶT lên đó vật nặng cỡ vài trăm kg mới đúng", thầy Thanh Sơn Nguyễn, phụ trách môn Lý Trường THPT Chuyên Thái Bình nhận định.
Theo Diệu Thu (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)