Một hành khách có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất vào thời điểm bé gái bị đánh đã đăng tải những hình ảnh thương tâm trên trang cá nhân. Nhiều nghi ngờ cho rằng cô bé này có thể đã bị bắt cóc.
Đứa bé bị kéo lê trên sàn nhà. |
Sau khi đứa trẻ bị đá vào mặt rất mạnh, anh H. lập tức chạy đến với ý định ngăn chặn hành vi này thì anh ta lập tức bỏ đi, để lại cháu bé một mình.
Cháu bé thất thần sau khi bị người đàn ông to cao ra tay đánh rất dã man.
H. nhanh chóng trình báo sự việc với an ninh sân bay. Khi tiếp cận đối tượng, anh ta liền chỉ về phía một người phụ nữ đứng cách đó không xa, theo kiểm tra giấy tờ thì đây chính là mẹ ruột của bé gái bị đánh. Nhưng người đàn bà này tỏ ra khá dửng dưng khi con mình bị bạo hành một cách dã man như vậy.
|
Người phụ nữ đi cùng cháu bé và đối tượng đánh cháu. |
Anh H.T.H chia sẻ, hiện tại lực lượng an ninh sân bay đã ghi nhận và chụp ảnh các giấy tờ người phụ nữ trong hình đưa ra. Họ cũng cung cấp hình ảnh và thông tin cho PC45 để theo dõi và tiếp tục xử lý.
Theo cảm nhận của anh H. và một số người có mặt tại hiện trường, người đàn ông có hành vi thô bạo với bé gái có thể là cha dượng của em.
Anh cũng cho biết thêm, khi vụ việc đang được xử lý, người đàn ông trên đã đi ra ngoài, còn cô bé thì không ngừng la hét, không muốn đi vì sẽ bị đánh rất nhiều. Em liên tục đưa ánh mắt cầu cứu những người xung quanh.
Cư dân mạng hiện tại đang tích cực chia sẻ bài viết của H.T.H với mong muốn tìm được cha ruột của bé gái và hy vọng các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập tức vào cuộc để kịp thời bảo vệ em khỏi nạn bạo hành.
Em không ngừng la hét với hy vọng được giải cứu.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả những tình tiết mới của vụ bạo hành tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể: a) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền trẻ em: - “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật” (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định); - Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định). Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm: + Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm. + Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. + Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần. + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. b) Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định); - Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định); - Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).