Theo ông Vinh, chỉ tiêu hàng năm của học viện là 350, chi đều cho 36 ngành thì mỗi ngành có chưa đầy 10 chỉ tiêu.
Ông Võ Khánh Vinh (Ảnh: Văn Hiệp) |
Bên cạnh đó, hàng năm số ứng tuyển so với số chỉ tiêu thường nhiều gấp đôi, vì vậy học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.
Về quy trình đào tạo tiến sĩ của học viện, ông Vinh nhấn mạnh quy trình rất chặt chẽ. Ngoài Thông tư 15 theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện còn trực tiếp cụ thể hóa các quy định tại học viện. Việc bảo vệ phải đúng niên hạn, nghiên cứu sinh nào không làm đúng sẽ gửi trả về, nếu học lại sẽ phải học đúng 3 năm. "Đó là thành công trong đào tạo tiến sĩ của học viện." - lời ông Vinh.
Sau khi ông Lê Khánh Vinh cho biết tổng quan một số vấn đề về đào tạo tiến sĩ của Học viện, các viện trưởng đã trả lời về những đề tài luận án đang được quan tâm.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về hành vi nịnh trong tiếng Việt là đề tài tốt.
|
Ông Nguyễn Văn Hiệp (Ảnh: Văn Hiệp) |
Không nên đánh giá nịnh theo nghĩa dung tục theo cách hiểu xã hội. Còn chúng tôi quan sát theo góc độ xã hội học. Hành vi nịnh của người Việt có cái chung và cái riêng góp phần vào ngôn ngữ thế giới
Ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để nhận chân người đó. Việc đó rất tốt. Không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu”.
Chất lượng luận án được đánh giá như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Hiệp khẳng định “Đây là luận án khá tốt, tôi đang đề nghị chị Huệ làm sách. Đề tài có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, để ngăn trừ nịnh phải biết và hiểu. Nếu nghi ngờ chất lượng xin Bộ hậu kiểm. Tôi tin Bộ sẽ kết luận là luận án tốt”.
Ông Vũ Dũng (Ảnh: Văn Hiệp) |
Về lý luận, theo ông Dũng, nghiên cứu giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của con người, không có giao tiếp không có con người, không có xã hội. Ví dụ 1 đứa trẻ sống với bầy sói không biết đi, không biết nói, chỉ biết cắn xé. Con người xa môi trường giao tiếp không là con người, không hình thành nhân cách.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài ctx là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là đề tài đầu tiên về vấn đề này. Đề tài bổ sung lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu tâm lý.
Về tính thực tiễn của đề tài cũng tốt: Nước ta có số lượng xã lớn, 11164 đơn vị hành chính cấp xã tính đến tháng 5/2015. Trong đó một số địa phương có số lượng đơn vị cấp xã rất lớn như Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An…
Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghe câu hỏi của phóng viên |
GS Vũ Dũng, Viện trưởng viện Tâm lý học giải thích về Đề tài "Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã" |
Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Viện tâm lý học đi theo đường đó, nên không có đề tài nào mông lung xa vời.
Luận án “Chủ tịch xã” có chất lượng hay không? Ông Dũng nhắc lại Quy trình đào tạo: thi đầu vào; Hội đồng xác định tên đề tài; Hội đồng góp ý đề cương chi tiết; Hội đồng đánh giá các chuyên đề tiến sĩ kiểm định lại đề tài, nội dung, quá trình tthực hiện; Hội đồng tư vấn góp ý trước khi bảo vệ cấp cơ sở; Hội đồng đánh giá cấp cơ sở…
“Qua các cấp như thế này không có đề tài vớ vẩn, vô nghĩa nào được đưa ra bảo vệ” – ông Dũng nhấn mạnh.
"Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu"
“Quy trình đào tạo tiến sĩ là nghiêm ngặt nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có hiện tượng du di cho nhau. Học viện làm thế nào để kiểm soát?”.
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là “Điều đáng quan tâm là không phải đào tạo bao nhiêu TS trong bao nhiêu thời gian, mà chất lượng như thế nào? Với số lượng chỉ tiêu lớn như thế người hướng dẫn có bị quá tải không vì còn hướng dẫn cả thạc sĩ, cử nhân, hướng dẫn ở học viện khác. Học viện có chế tài nào quản lý việc GS, PGS hướng dẫn vượt khung và quá tải như thế vì ảnh hưởng tới chất lượng luận án?” - báo VietNamNet đặt câu hỏi
Với hai câu hỏi này, ông Khánh Vinhkhẳng định: “Xét về nguyên tắc, thực tế và quyết tâm thì không có du di gì trong vấn đề đào tạo.Nhưng thực tế không có việc này xảy ra. Học viện có quy trình phản biện kín, không biết ai là nghiên cứu sinh, ai hướng dẫn và tin tưởng về điều này. HV Khoa học xã hội được đánh giá cao trong khâu phản biện kín, không có điều tiếng gì’.
Trước khi bảo vệ cấp học viện, nghiên cứu sinh phải công bố luận án lên web để xã hội sàng lọc, đánh gíá, từ người dân bình thường đến chuyên gia.
Họp báo về thông tin "lò đào tạo tiến sĩ" |
Ông Vinh cũng cho biết học viện không đào tạo cử nhân. Học viện có 412 GS, PGS, TS là từ viện hàn lâm, và đây là cơ hữu. Học viện còn huy động nguồn lực trong cả nước, với gần 2 nghìn cán bộ từ TS trở lên. Nhiều nhà chuyên môn giỏi đã thôi quản lý ở cấp bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tham gia đào tạo ở học viện. Điều này nói lên chất lượng đào tạo của học viện.
“Học viện không đi tìm hiểu từng người được mà đề nghị giảng viên kê khai cụ thể tới từng trạng thái của học viên. Hiện nay, học viện triệt để đảm bảo số lượng học viên trên mỗi giáo viên hướng dẫn. Phần lớn giáo viên hướng dẫn đều có học viên bảo vệ thành công”.
Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ông Phạm Văn Đức, cho biết thêm: Tất cả luận án sau khi bảo vệ được Bộ chọn ngẫu nhiên 10% để thẩm định lại. Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu.