"Nói xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo là coi thường dân"

05/09/2017 22:26:00

"Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo. Nếu giải thích như thế, cách đây 30 năm tôi thành đại gia rồi”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn cho hay.

"Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo. Nếu giải thích như thế, cách đây 30 năm tôi thành đại gia rồi”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn cho hay.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn

Chiều 5/9, Uỷ ban Tư pháp tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 7, cho ý kiến về vấn đề phòng chống tham nhũng (PCTN) và dự án Luật PCTN sửa đổi.

Giải thích kiểu coi thường dư luận

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là nguồn gốc tài sản hình thành của cán bộ quan chức, đặc biệt với những vụ việc nóng như ở Yên Bái, gây xôn xao như luận trong thời gian qua.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng, thời gian qua đã nói nhiều về việt phủ quan chức, thậm chí là biệt phủ ở những vùng khó khăn.

“Dân biết ở đó là những tỉnh nghèo, vẫn phải nhận hỗ trợ ngân sách từ T.Ư. Không phải bỗng dưng mà nhân dân nói như thế”, ông Sơn đặt vấn đề.

“Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo. Nếu giải thích như thế, cách đây 30 năm tôi thành đại gia rồi”, ông Sơn nói.

Chạy chức chạy quyền "đẻ" ra tham nhũng 

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Mai Bộ đánh giá, một trong những khâu yếu nhất hiện nay là việc bổ nhiệm cán bộ theo cảm tình cá nhân, nhiều người đáp ứng nhiều tiêu chí hơn nhưng cuối cùng lại không được bổ nhiệm.

“Có lót tay, có chạy chức, chạy quyền rồi sau này sẽ đẻ ra tham nhũng về tài chính, kinh tế”, ông Bộ đánh giá.

Cũng theo ông Nguyễn Mai Bộ, không chống được tham nhũng không phải do “trình độ yếu kém” mà chính là do trách nhiệm, ý thức của cơ quan, của người làm công tác PCTN, điều quan trọng là có dám làm hay không? Ông Bộ dẫn dụ với việc giám sát BOT vừa qua, chưa chỉ rõ trách nhiệm của bộ, ngành nào, như vậy thì không thể ra được đáp số.

“Thế trận lòng dân của chúng ta hiện nay có vấn đề, cần phải mạnh dạn nhìn thẳng, nói thật ra”, ông Bộ nói, đồng thời cho biết thêm, với “quân hùng, tướng mạnh” đi giám sát, kiểm tra, nhưng hiệu quả có hơn một phóng viên đi điều tra độc lập không?

Theo cơ quan thanh tra, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,1 triệu người, tỷ lệ kê khai và công khai đều trên 99,8%. Trong đó có 77 người được xác minh tài sản, thu nhập, gồm các Bộ NN&PTNT, Quốc phòng, Công Thương, Thành phố Hà Nội, Yên Bái, Đồng Nai.

Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.

Theo Luân Dũng (Tiền Phong)

Nổi bật