Những vụ Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê… là kết quả của cả quá trình

07/08/2017 10:55:00

Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Văn Xuyền, những vụ án gây xôn xao dư luận vừa qua như vụ Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê... hay những vụ án do Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trực tiếp theo dõi và chỉ đạo điều tra như vụ án Giang Kim Đạt, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh… đều có những bước tiến triển rất tốt.

Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Văn Xuyền, những vụ án gây xôn xao dư luận vừa qua như vụ Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê... hay những vụ án do Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trực tiếp theo dõi và chỉ đạo điều tra như vụ án Giang Kim Đạt, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh… đều có những bước tiến triển rất tốt.

nhung vu trinh xuan thanh, tram be… la ket qua cua ca qua trinh hinh anh 1

Kết quả của cả quá trình

Đánh giá về công tác PCTN thời gian qua, ông Nguyễn Đình Quyền, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: "Chúng ta đã làm một cách bài bản và có từng bước đi thích hợp, những kết quả của ngày hôm nay như xử lý vụ án Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… là kết quả của cả quá trình".

nhung vu trinh xuan thanh, tram be… la ket qua cua ca qua trinh hinh anh 2

Khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê và đồng phạm là vụ án nóng được dư luận quan tâm. (Ảnh: I.T)

“Quyết tâm đó được triển khai đồng bộ trên tất cả các phương diện, đặc biệt được Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất rõ trong việc đấu tranh PCTN. Khi quyết tâm được chuyển thành hóa thành hành động sẽ đem lại hiệu quả cao, lấy lại niềm tin cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cũng như người dân” - ông Quyền nói.

Đánh giá về vấn đề này, ĐBQH Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Công tác PCTN thời gian vừa qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, như việc bị can Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, xử lý thêm một số vụ án lớn như vụ ông Trầm Bê (khởi tố 25 người, bắt tạm giam 16 người)…

“Việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận, xử lý các cán bộ hoặc đề nghị xử lý cán bộ cao cấp thời gian vừa qua được dư luận xã hội đánh giá cao, tạo động lực, niềm tin trong cuộc đấu tranh PCTN, tiêu cực. Rõ ràng giữa chủ trương, nghị quyết và hành động của Đảng và Nhà nước ta đã có sự đồng bộ và cộng hưởng mạnh mẽ" - ĐB Xuyền bày tỏ.

Vẫn theo ông Xuyền, những vụ án được đưa vào diện do Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN theo dõi đều đang có những bước tiến triển tốt, được đông đảo dư luận quan tâm và hoan nghênh, như vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm, vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm, vụ Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như…

Quyết tâm phải cùng với biện pháp

Cả ông Nguyễn Đình Quyền và Bùi Văn Xuyền cho rằng, công cuộc PCTN không bao giờ đơn giản. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước luôn phải tìm tòi, sáng tạo, có cách làm phù hợp với hoàn cảnh của đất nước từng giai đoạn.

“Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển. Việc quản lý về xã hội, quản lý ngân sách chưa phải đã chặt chẽ. Dù chúng ta cũng có kiểm toán, có thanh tra nhưng những lỗ hổng trong thực thi pháp luật còn nhiều nên tham nhũng vẫn còn đất ẩn náu. Chính vì thế công cuộc đấu tranh PCTN cần phải tiến hành vừa quyết liệt nhưng phải liên tục và lâu dài, qua các nhiệm kỳ và thế hệ lãnh đạo. Không thể làm theo phong trào hoặc theo một giai đoạn nào” - ông Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có phát biểu rất hình ảnh về công cuộc đấu tranh PCTN, đó là "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng cháy”.

“Đó chính là thông điệp thể hiện quyết tâm trong PCTN. Lò ở đây là cả pháp lý và đạo lý, nghĩa là PCTN cần có cả pháp lý và đạo lý. Tham nhũng khi đã trở thành quốc nạn - nghĩa là chúng ta mắc trọng bệnh - thì phải dùng biệt dược chứ không thể xoa bóp ngoài da” - ông Tiến nhắc lại câu nói nổi tiếng ông từng phát biểu trên nghị trường khi còn là Đại biểu Quốc hội.

Nói về biện pháp để PCTN, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng, cần xây dựng thể chế để kiểm soát tài sản, kiểm soát được tài sản thì tránh được việc thất thoát tài sản của Nhà nước từ hành vi tham nhũng.

Ông Quyền nhấn mạnh lại, từ trước tới nay, ông vẫn cho rằng việc kiểm soát tài sản của cán bộ quan chức không hề đơn giản. Trước tới giờ, chúng ta cũng đã thực hiện việc kê khai tài sản nhưng kê khai, nhưng đều khá hình thức. Từ kê khai tài sản đến kiểm soát tài sản là quãng đường rất dài, nếu muốn làm quy củ, có thực chất thì phải xây dựng thể chế.

Ông nhấn mạnh thêm, quyết tâm chính trị trong PCTN của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ. Vấn đề đi kèm là biện pháp phải đủ mạnh và thiết thực. Trước mắt, theo ông Quyền, thứ nhất là thể chế cần tiếp tục hoàn thiện, thứ hai là việc thực hiện thể chế phải đồng bộ và thực chất hơn.

"Ở các nước tiên tiến, họ có luật về kiểm soát tài sản tới tận từng người dân. Nếu ai đó muốn rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn anh có tài sản nhưng tài sản không phải được tạo ra từ thu nhập hợp pháp, cơ quan chức năng sẽ biết ngay. Nói vậy để thấy các thể chế cần được hoàn thiện, có như vậy mới giúp cho việc PCTN tốt hơn” - ông Quyền đề nghị.

Theo Lương Kết (Dân Việt)