Những cán bộ bị khai trừ khỏi Đảng, gồm: Nguyễn Đức và Tưởng Tín (cả 2 từng là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban BQL rừng Bắc Biển Hồ), Ngô Văn Bằng (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Diên Phú, thành phố Pleiku), Ngô Xuân Hiền (Phó phòng TN&MT thành phố Pleiku).
Trước đó, UBKT Thành ủy Pleiku nhận được bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử với các bị can; trong đó có đảng viên thuộc Đảng bộ thành phố Pleiku.
Theo Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân, việc khai trừ Đảng được tiến hành sau khi Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng có bản án phúc thẩm đối với 12 bị can, trong đó có 6 đảng viên thuộc Đảng bộ thành phố Pleiku.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định: “Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng” để áp dụng hình thức kỷ luật đối với các đảng viên có sai phạm.
Thống kê của Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, chỉ 9 tháng đầu năm 2020, cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ 401 vụ phi phạm Luật Lâm nghiệp. Cụ thể, 61 vụ phá rừng, 39 vụ khai thác rừng trái phép, 5 vụ vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, 169 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, và 120 vụ tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái phép...
Còn báo cáo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2020 của UBND tỉnh Kon Tum (sát Gia Lai), 10 tháng đầu năm 2020, có 324 vụ tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái phép… khối lượng vi phạm hơn 1,1 nghìn m3 gỗ. Các vi phạm tập trung nhiều nhất ở huyện Kon Plông, Ia H'Drai, Đắk Tô, Ngọc Hồ. Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn còn tồn tại trên lâm phần của các Cty TNHH MTV lâm nghiệp.
Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)