Nhà đất công Đà Nẵng vào tay ai?

22/09/2017 11:36:00

Kinh tế Đà Nẵng lệ thuộc vào giá trị của nhà đất, nên nhà đất trở thành điểm nóng. Hai cuộc thanh tra nhà đất công và các dự án ở bán đảo Sơn Trà, hy vọng người dân sẽ biết nhà đất công Đà Nẵng chạy vào tay ai.

Kinh tế Đà Nẵng lệ thuộc vào giá trị của nhà đất, nên nhà đất trở thành điểm nóng. Hai cuộc thanh tra nhà đất công và các dự án ở bán đảo Sơn Trà, hy vọng người dân sẽ biết nhà đất công Đà Nẵng chạy vào tay ai.

Ngoài ra, trong phần kết luận về Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh còn có nội dung "thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội".

Nha cong san o Da Nang bi dieu tra duoc ban 'chong vanh' hinh anh 1

Ba ngôi nhà gia đình ông Xuân Anh đang sử dụng. Ảnh: Sông Hàn - Tri Thức Trực Tuyến.

Thực tế ông Nguyễn Xuân Anh đang ở tại nhà số 43 Nguyễn Thái Học. Ngoài nhà 43, gia đình ông đang sử dụng 2 ngôi nhà liền kề là nhà số 45 và 47.

Dư luận Đà Nẵng cũng đang xôn xao về hai căn nhà này bởi nguồn gốc của nó là nhà công sản.

Việc quản lý, sử dụng nhà, đất công ở TP Đà Nẵng suốt một thời gian dài có những khuyết điểm đến mức Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an phải vào cuộc để điều tra những sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước từ năm 2006 đến nay.

Chính phủ còn tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm 2016. Đây là khu vực đầu tư nhạy cảm mà từ tháng 12-2012, lãnh đạo Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng với quy mô lưu trú lên đến khoảng 5.600 buồng phòng khách sạn. Việc đầu tư xây dựng ở khu vực này gây rất nhiều tranh cãi, bất bình, nhất là khi đã có 40 biệt thự xây móng không phép.

Ai cũng biết Đà Nẵng phát triển chủ yếu nhờ quy hoạch tốt, làm cho giá trị tuyệt đối của nhà đất tăng cao, trong đó tất nhiên có cả nhà, đất công sản.

Đà Nẵng không phải là thành phố sản xuất, thương mại. Cho đến nay Đà Nẵng vẫn chưa có ngành kinh tế mũi nhọn nào khả dĩ làm nền để phát triển bền vững. Nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào giá trị nhà đất. Điều này thể hiện rất rõ ràng khi mà thị trường bất động sản sôi động thì Đà Nẵng "rủng rỉnh" tiền, còn khi nó đóng băng thì nguồn thu ngân sách bị sụt giảm mạnh, như thời kỳ những năm 2012, 2013, 2014.

Lúc đó ngân sách thất thu, nhiều công trình dự án bị đình trệ. Qua đó cho thấy kinh tế của thành phố năng động nhất miền Trung đang bộc lộ nhiều vấn đề...

Những năm gần đây, dù thị trường bất động sản không "sốt" nhưng lại phát triển nóng tại khu vực bán đảo Sơn Trà và khu vực trung tâm, dọc sông Hàn. Tình hình đó làm cho công tác quản lý nhà đất càng phức tạp.

Những vấn đề về quản lý công sản, quản lý các dự án đầu tư tồn tại từ năm 2003 đến nay và ngày càng phức tạp. Do vậy, việc thanh tra các vấn đề nêu trên là rất cần thiết để Đà Nẵng phát triển đúng hướng về quy hoạch.

Đặc biệt, qua quá trình thanh tra sẽ biết nhà, đất công sản đã chạy về tay ai.

Theo Lưu Nhi Dũ (Nld.com.vn)

Nổi bật