Người nhặt thùng loa cũ chứa 5 triệu yen (khoảng 1 tỷ đồng) ở Sài Gòn dự định, nếu nhận nhiều tiền sẽ mua gạo tặng các trại trẻ mồ côi, nơi nuôi dưỡng người bệnh tật, nghèo khó.
Điều 239, Bộ Luật Dân sự quy định, người nhặt được tài sản thì không được quyền chiếm hữu, mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp.
Nếu không xác định được chủ sỡ hữu, thì phải giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để cất giữ, thông báo cho chủ sỡ hữu đến nhận.
Chị Hồng hàng ngày vẫn đi mua ve chai. |
Thùng tiền bốc mùi hôi
Sau nhiều ngày về quê ăn Tết 2015, chị Hồng cùng hàng chục đồng hương đã trở lại TP HCM mưu sinh bằng việc thu mua ve chai. Căn nhà nhỏ 1 trệt, gác lửng ở quận Tân Bình, nhưng có hơn 30 người sinh sống.
"Chị em trong ngôi nhà này toàn đồng hương Quảng Ngãi vào Sài Gòn mưu sinh bằng việc cực nhọc này, ai cũng có thâm niên mua ve chai hơn 15 năm”, chị Lợi - người sống cùng nhà với chị Hồng chia sẻ.
Từ khi vô tình tìm thấy 5 triệu yen trong thùng loa cũ, chị Hồng hàng ngày vẫn đi mua ve chai từ sáng sớm đến tối mới về nhà trọ. Chị cho biết: "Mấy hôm nay mua được nhiều ve chai do mối quen để dành từ Tết, chờ mình vào mới gọi đến bán. Nhưng, giờ giá phế liệu xuống quá, làm quần quật cả ngày lời hơn 100.000 là may mắn rồi. Càng ngày, nghề ve chai càng khó sống hơn”.
Nhớ lại thời điểm cách đây gần 1 năm, chị Hồng kể chiếc loa cũ do một người đàn ông đi xe máy chở đến đầu đường Trần Văn Quang, đoạn giáp Âu Cơ rồi gọi chị lại mua. Chở hàng về nhà, chị cùng chồng tháo dỡ để phân loại phế liệu như đồng, sắt, nam châm… bên trong.
Thông tin người phụ nữ mua ve chai tìm thấy số tiền lớn lan nhanh, khiến cả khu vực hỗn loạn. Có lúc hơn 100 người khắp nơi đổ về xem và… xin tiền. Sau đó, nhiều thanh niên xăm trổ, mặt mày bặm trợn xuất hiện, lao vào đòi chia tiền, hăm dọa.
Chị Hồng nhớ lại: "Người đến đông quá, tràn ra cả con hẻm, nên vợ chồng tôi cùng các chị em khác phải chạy vào nhà đóng cửa cố thủ. Ai cũng sợ, vì các thanh niên xăm trổ rất hùng hổ và buông lời đe dọa. Tôi điện thoại báo công an đến giải vây và bàn giao số tiền cho công an giữ để được an toàn".
Chồng chị Hồng cảm thấy có quá nhiều áp lực nên trở về quê sinh sống, còn chị vẫn bám trụ lại Sài Gòn làm lụng kiếm tiền gửi về phụ chồng nuôi 2 đang học lớp 8 và lớp 3. Vụ việc lan đến quê nhà, nên ảnh hưởng đến cuộc sống cha mẹ cùng con cái của người phụ nữ mua ve chai này.
|
Số yen Nhật trong thùng loa cũ. Ảnh: Tuổi trẻ. |
Một người sống chung nhà trọ với chị Hồng chia sẻ, ở quê ai cũng nghèo, có ít ruộng làm không đủ ăn, nên vào Sài Gòn mưu sinh. Ai cũng tằn tiện, dành dụm từng đồng gửi về nhà phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con ăn học thành tài. Nghề ve chai cực nhọc, hứng mua đội nắng nên ai cũng bị đau chân nhức khớp tay chân.
Bà Tư - người phụ nữ có 16 năm mua ve chai ở Sài Gòn nói: "Cũng nhờ đi mua ve chai mà đứa con lớn của tôi nay đã tốt nghiệp đại học và xin được việc làm, đứa út học cấp 3. Có nhiều đứa sinh viên đi học một buổi, buổi còn lại phụ mẹ mua ve chai và ở chung với chị em chúng tôi trong ngôi nhà này".
Tuy nhiên, chị cũng dự định, nếu có nhiều tiền sẽ mua gạo tặng các trại trẻ mồ côi và nơi nuôi dưỡng người bệnh tật, nghèo khó. Số tiền còn lại thì chia sẻ một phần với chị em "đồng nghiệp ve chai", phụng dưỡng cha mẹ ở quê và nuôi con ăn học. Chị cũng còn một dự định khác nữa, nhưng chưa dám thổ lộ vì sợ "nói trước bước không qua".
Theo Trường Nguyên (Zing.vn)