Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm

09/05/2018 14:32:00

Video: Cuộc sống của những người bám trụ ở khu đô thị Thủ Thiêm

Ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, giá đất đền bù thấp và việc đầu tư làm 4 con đường 12km tốn 12.000 tỉ đồng đã làm nóng cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Tổ đại biểu ray rứt...

Đó là phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM, Đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 kéo dài hơn 6 giờ của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM từ chiều đến tối 9-5. 

"Cô bác hỏi có ray rứt không? Rất ray rứt. Nghe cô bác nói vậy, xót lắm. Vì chính quyền giải quyết vấn đề lớn mà cô bác chưa đồng tình, nghĩa là còn tin chúng tôi, mà mình làm chưa đạt yêu cầu của cô bác, nên là ray rứt lắm, nên chúng tôi vẫn tiếp tục đốc thúc, giám sát. 

Không phải ray rứt rồi thôi, mà với trách nhiệm của mình, khi nào còn một ý kiến phản ánh thì vẫn còn đeo bám giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, tôi hứa là như vậy".

Bà Tâm cũng đề nghị UBND quận 2 sau buổi tiếp xúc gặp lại người dân để nghe những ý kiến liên quan đến mâu thuẫn về cơ sở pháp lý triển khai dự án. Không thể có chuyện có cách hiểu khác nhau trong vấn đề pháp lý dự án. Khi rà soát, kiểm tra lại, nếu ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm
Cử tri Thủ Thiêm nêu bức xúc cuối buổi tiếp xúc Đoàn Đại biểu Quốc hội - Ảnh: H.KHOA

20H30 cuộc tiếp xúc cử tri kết thúc. Tuy nhiên người dân vẫn vây quanh các ĐBQH để bày tỏ bức xúc của mình.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 1
Bà Quyết Tâm chia sẻ với nữ cử tri khi sau buổi tiếp xúc - Ảnh: T.TRUNG

Bí thư Thành ủy sẽ được báo cáo về "đường ngàn tỉ/1km'

Sau hơn 6 giờ làm việc lắng nghe ý kiến cử tri, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã tổng hợp lại 4 vấn đề mà cử tri phát biểu.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 2
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Ảnh: T.TRUNG

1.Về cơ sở pháp lý nào mà thành phố tổ chức thu hồi đất của người dân để hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay, sẽ yêu cầu TP phải trả lời công khai minh bạch cho người dân.

2. Về chính sách, cơ sở tiến hành kiểm đếm, lập hồ sơ, đền bù cho người dân, còn nhiều hồ sơ mà người dân cảm thấy chưa đúng quy định pháp luật, chưa đày đủ, chính xác so với hiện trạng.

3. Cử tri đề nghị đại biểu báo cáo với trung ương, đề nghị thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm, về cơ sở pháp lý và quá trình thực hiện có những việc không đúng quy định pháp luật. Có cử tri hỏi từ khi thực hiện dự án, ngân sách TP thu được bao nhiêu, cử tri đề nghị làm rõ. Cả về 4 con đường với giá rất cao, là những vấn đề cần thanh tra để minh bạch dự án. Bà con đồng tình với dự án, nhưng phải làm đúng quy định.

4. Cử tri mong muốn tổ đại biểu đại diện cho quyền lợi của dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân.

Cử tri phản ứng chủ tịch quận 2 nói về ranh quy hoạch

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 3
Cử tri trình bày bức xúc với chủ tịch UBND quận 2 - Ảnh: H.KHOA

Sau khi cử tri cuối cùng phát biểu sau 6 giờ làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với cử tri, ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch UBND quận 2 nói không lường trước được buổi tiếp xúc cử tri lại đông như vậy. 

Nếu lường được, chính quyền quận 2 đã tổ chức ở một nơi rộng rãi hơn, thuận lợi hơn cho người dân tham dự.

Trao đổi với cử tri, ông Hưng cho biết trong số những người dân chịu ảnh hưởng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm có những người dân nộp đơn khiếu nại, nhưng cũng có người không nộp hoặc nộp lên cấp cao hơn. 

Đơn nào gửi cho UBND quận 2, quận đều kiểm tra và giải quyết khiếu nại. Bà con không đồng tình có thể khiếu nại lên trên. 

Riêng về mặt pháp lý xác định ranh đất, UBND quận 2 không trả lời được. Chờ kết luận của UBND TP, quận 2 mới có thể trả lời.

Câu trả lời của lãnh đạo UBND quận 2 đã khiến các cử tri tại hội trường ồ lên phản ứng - bởi chính UBND quận 2 là đơn vị triển khai việc thu hồi đất của người dân trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phải đề nghị các cử tri bình tĩnh.

Tổ đại biểu sẵn sàng nghe hết ý kiến cử tri

Đến 19h25, vẫn còn 5 cử tri đăng ký phát biểu. Tổ đại biểu vẫn sẵn sàng nghe và tiếp sau đó sẽ đến phần trao đổi của sở, ngành và UBND quận 2.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 4
Cử tri Trần Kim Long bật khóc khi phát biểu về những bức xúc của mình - Ảnh: H.KHOA
Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 5
Một cử tri (Lê Thị Thảo) đã mệt lả, phải được nhiều người chăm sóc - Ảnh: H.KHOA
Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 6
Chị Thảo được người dân xung quanh chăm sóc - Ảnh: H.KHOA

Chiều 9-5, hàng trăm cử tri đã đến Hội trường Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2, TP HCM dự buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Vấn đề ranh quy quy hoạch, bản đồ quy hoạch và giá đất đền bù Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã làm nóng cuộc làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội.

13 tấm bản đồ đã đủ chưa?

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 7
Ông Lê Văn Lung - Ảnh: T.TRUNG

Nói về bộ 13 bản đồ liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm mà cựu chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh vừa công bố, cử tri Nguyễn Văn Lung cho rằng số lượng bản đồ đưa ra vẫn còn thiếu. 

Ông Lung đặt vấn đề về nguyên tắc sẽ có nhiều bộ bản đồ như vậy, lưu trữ nhiều nơi. Và nếu không có bộ bản đồ này thì không thể quản lý Khu đô thị mới này được. 

Tuy nhiên, đối với người dân hiện nay vấn đề không phải là bản đồ mà phải xác định được ranh Khu đô thị mới Thủ Thiêm để giải quyết tranh chấp giữa người dân và chính quyền. 

Ông Lung cho rằng Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong tổng thể quy hoạch chung của quận 2 và TP.HCM. Do vậy, cơ quan chức năng cần phải phân tích những bản đồ quy hoạch chung của TP và quận (trước đó là huyện Thủ Đức) để xác định ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm thời điểm đó. 

Cử tri in bản đồ Thủ Thiêm cỡ lớn đưa cho đại biểu
Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 8
Tấm bản đồ cỡ lớn được cử tri đưa đến cho các Đại biểu quốc hội xem - Ảnh: T.TRUNG

Đến 18h30, cử tri Thủ Thiêm vẫn tiếp tục ý kiến. Các ĐBQH vẫn tiếp tục lắng nghe. Dù đã quá hai giờ đồng hồ so với thời gian dự kiến. 

Nhiều cử tri đặt vấn đề về trách nhiệm giám sát của HĐND trong hơn 20 năm qua. Liệu việc giám sát này đã đầy đủ chưa? Nếu đầy đủ thì sao UBND TP và các cơ quan liên quan lại thực hiện vấn đề quy hoạch ở Thủ Thiêm gây ra nhiều xáo trộn và tranh cãi đến hôm nay? 

Các cử tri yêu cầu Đoàn ĐBQH TP có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ thực hiện việc giám sát nghiêm túc, để tất cả các vấn đề khúc mắc tại Thủ Thiêm hiện nay được sáng tỏ.

Cử tri Nguyễn Hồng Quang trưng ra cho đại biểu một tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm được in cỡ lớn, khoảng 4m2. Ông Quang cho biết đây là bản đồ 255 quy định các khu vực được bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Cử tri đề nghị nói rõ con đường chưa đầy 12km tốn 12 ngàn tỉ

Đến 17h30, người dân Thủ Thiêm vẫn tiếp tục nêu ý kiến, mặc dù theo dự kiến ban đầu cuộc tiếp xúc cử tri sẽ kết thúc lúc 16h30. 

Tổ Đại biểu Quốc hội vẫn tiếp tục lắng nghe ghi nhận ý kiến của người dân về vấn đề Thủ Thiêm. 

Các cử tri đặt câu hỏi vì sao có đầy đủ các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát nhưng vẫn xảy ra những chuyện không hiểu nổi tại Thủ Thiêm như người dân đã nêu, hàng ngàn người dân lâm vào cuộc sống không ổn định.

Cử tri cũng đặt vấn đề về 4 con đường chưa đầy 12km nhưng hết 12 ngàn tỉ. Đề nghị nói rõ cho nhân dân về "con đường dát vàng này".

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 9
Cử tri Nguyễn Tiến Thịnh nêu ý kiến về 4 con đường tại buổi tiếp xúc Đại biểu Quốc hội - Ảnh: H.KHOA

Bao nhiêu năm khiếu nại

Bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, cử tri phường An Khánh), chia sẻ bao nhiêu năm nay bà và một nhóm người dân đi khiếu nại, khiếu kiện việc thu hồi Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gửi hàng trăm đơn và gặp hàng chục lãnh đạo Nhà nước nhưng chưa có một quyết định giải quyết nào. 

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 10
Bà Mỹ phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: Tự Trung

Quyết định 367-TTg là quyết định mang tính nhân văn, bởi đã phân rõ khu vực trung tâm đô thị và tái định cư gần nhau, chứ không phải sau này lấy thêm đất của dân ngoài ranh nhập vào khu trung tâm đô thị, còn phần đất tái định cư lại phân bổ rải rác nhiều nơi. 

"Tôi rất tâm đắc với ý kiến của một lãnh đạo TP cho rằng đồng tiền đã làm biến đổi bản chất khu đô thị mới Thủ Thiêm"- bà Mỹ nói. 

Thực tế hơn 22 năm sau khi được Thủ tướng phê duyệt, quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn dở dang, chưa hoàn chỉnh. Còn đất khu đô thị mới lại được giao cho nhiều nhà đầu từ xây dựng dự án nhà ở thương mại. 

"Chính quyền thu hồi đất không có phương án đền bù, khuôn viên giải tỏa của gia đình tôi gồm đất, nhà nhưng chỉ được bồi thường 200.000/m2. Tôi yêu cầu tổ đại biểu Quốc hội cần phải kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết bồi thường cho người dân trong và ngoài ranh một cách thỏa đáng" - bà Mỹ nói.

Đề nghị thanh tra toàn bộ dự án Thủ Thiêm

Ông Nguyễn Phi Thường (71 tuổi, ở phường An Khánh) nói pháp lý của Thủ Thiêm chỉ có một chứ không thể có hai. Đề nghị bà con tập trung vào pháp lý của dự án, nhà mình có nằm trong dự án không.

Ông đề nghị, nếu cán bộ thấy cái sai của mình rồi thì ngồi lại với dân, chỗ nào đã có chủ đầu tư rồi thì bàn bạc thỏa thuận giá cả như thế nào. Chỗ nào không thỏa thuận được thì phải trả lại đất cho dân.

"Chúng tôi dễ thôi, không khó khăn gì với cán bộ cả, nhưng cán bộ phải thấy được cái sai của mình. Tôi đề nghị trung ương cử một đoàn thanh tra vào thanh tra toàn bộ dự án Thủ Thiêm".

Cử tri xin thêm 2 giờ để đối thoại

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, khóc xin thêm 2h để nói vì người dân bức xúc quá lâu. 

Bà Tuyết chia sẻ nghe người dân kể chuyện bị thu hồi nhà đất đẩy ra đường bà không cầm nổi nước mắt. Gia đình bà cũng bị thu hồi nhưng còn có đất ở quê để trở về. 

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 11
Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Ảnh: Tự Trung

Tuy nhiên bao nhiêu năm vẫn ôm uất ức vì hơn 3000m2 đất của gia đình chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua ba tô phở. 

Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt. Hiện nay sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót. 

"Đề nghị chính quyền giải quyết dứt điểm cho người dân, không thể chần chừ được nữa"

Đừng để người dân cố cựu khổ cực

Ông Đặng Văn Truyền, cử tri Khu phố 1 phường Bình An, chia sẻ ông cùng một số người dân ở phường Bình An và Bình Khánh xác định nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quyết định 367/TTg nhưng bị cưỡng chế thu hồi đất. 

Những hộ dân bị đẩy ra khu tạm cư nhếch nhác bao nhiêu năm nay. Nhà ông Truyền là hộ cuối cùng bị phá dỡ năm 2015. 

Ông Truyền chia sẻ ông chỉ muốn nói lên nguyện vọng của những người dân, bây giờ đã có Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì phải giải quyết nhanh cho người dân ổn định cuộc sống. 

"Khi phê duyệt cả Thủ tướng và lãnh đạo TP đều muốn người dân cố cựu được hưởng quyền lợi trước nhất, bây giờ chính người dân cố cựu khổ cực như thế này làm sao hợp lẽ được", ông Truyền chia sẻ.

Vì sao đập nhà tôi mà không có quyết định thu hồi đất?

Bà Nguyễn Thị Dung (phường Bình An) cho rằng nhà bà 88,9m2, có sổ đỏ, nằm ngoài ranh quy hoạch, bị cưỡng chế lúc 8h sáng 1-3-2012. 

Bà Dung nói, khi đó bà chưa nhận đồng bồi thường nào và phải vào ở khu tái định cư, bắt đóng hơn 140.700 đồng/tháng phí quản lý từ 4-2015 tới nay.  

Bà nói: "Bây giờ yêu cầu giải quyết thỏa đáng cho tôi. Yêu cầu trả lại đúng 88,9m2, miễn phí quản lý cho tôi. 

Bà Nguyễn Thị Tám (phường Bình Khánh) hỏi: Không có bản đồ, lấy căn cứ nào đập nhà tôi? Tôi đã nhiều lần hỏi vì sao đập nhà tôi dù không có quyết định thu hồi đất?

Việc điều chỉnh quy hoạch năm 2005 có đúng không?

Đó là câu hỏi của cử tri Đặng Thị Bích Ngọc. Bà Ngọc cho biết, theo quyết định 367/TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô 930 ha bao gồm hai phần: khu đô thị mới 770ha, khu tái định cư 160ha. 

Trong phần 77ha khu đô thị mới có 637 ha phần đất và kênh rạch. Trong khi đó, nếu lấy tổng diện tích đất tự nhiên của 3 phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, An Khánh trừ đi phần diện tích phê duyệt theo Quyết định 367 vẫn còn dư 49ha. 

Như vậy ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm ban đầu không liên quan gì đến khu dân cư phường Bình An và Bình Khánh. Tuy nhiên, sau này UBND lại ban hành quyết định thu hồi nhà đất của bà.

Điều đáng nói, tại chính khu đất thu hồi này hiện nay lại phê duyệt dự án khu dân cư phía Bắc. Như vậy việc đẩy người dân đi và lập khu dự án dân cư phía Bắc có được báo cáo Thủ tướng không. 

Việc điều chỉnh 1/2000 có hợp pháp không?

Đồ án điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỉ lệ 1/2.000 năm 2005 thay đổi ranh quy hoạch theo quyết định 367 có đúng quy định hay không?

Đóng thêm 800 triệu mới mua được nhà tái định cư

Bà Nguyễn Ngọc Thanh (chủ căn hộ 134 Lương Định Của diện tích 59m2) nói bà bị ép phải tháo dỡ, giải tỏa. 

"Tôi gầy dựng cái nhà gần 50 cây vàng, nhưng nhà nước lấy chỉ đền bù 94 triệu, cho tôi được tái định cư nhưng phải đóng thêm 800 triệu mới được mua một căn chung cư tái định cư, thử hỏi như vậy có được không?" - bà Thanh nói

Ông Ngô Hùng Phong (nhà số 156, khu phố 3, phường An Khánh, quận 2 nhà nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm) nói khi giải tỏa, ông chọn nhận nền nhưng chờ hoài đến giờ chưa thấy. 

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 12
Người dân mang bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tới cuộc tiếp xúc cử tri

Yêu cầu trưng bày bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm

Cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường Bình Khánh), chia sẻ bà đã đi khiếu nại 16 năm, gửi 36 lần đơn. Hiện căn nhà của gia đình bà đã xuống cấp xập xệ, mưa gió không còn sinh sống được. 

Bà vẫn xác định gia đình bà nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, do vậy bà Vân đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết cấp lại nhà cho bà tái định cư tại chỗ. 

Cử tri Lê Thị Ngọc Nga có căn nhà đã bị cưỡng chế cách đây 10 năm. Bà nói UBND quận 2 không ban hành quyết định thu hồi đất mà chỉ căn cứ vào quyết định nội bộ của UBND TP.HCM để thu hồi là không đúng .

Bà yêu cầu thành phố và quận 2 phải trưng bày bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm để người dân được rõ.

Nhà nước đền bù giá 18 triệu/m2, chủ đầu tư bán 350 triệu/m2

Bà Lê Thị Bạch Tuyết, mở đầu câu chuyện về Khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng những so sánh chua xót về giá đất đền bù cho người dân và giá bán nhà ở trong các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay.

Theo đó, bà Tuyết nói, bà gọi lên phòng kinh doanh của một dự án nhà ở lớn trong Thủ Thiêm để hỏi giá bán, họ nói giá bán là 350 triệu đồng/m2 và đã bán hết rồi, đến 2018 mới có một số căn nữa, giá 23 tỉ một căn, lúc đó sẽ kêu chị.

Bà Lê Thị Bạch Tuyết nói giá đất đền bù ở Thủ Thiêm

"Nhà nước đền bù cho chúng tôi 18 triệu đồng/m2, mà giờ công ty này họ bán lại giá như vậy. Ép dân quá, trong khi người dân đa số rất nghèo, chỉ thiểu số là giàu. Phải xem lại vấn đề này. 

Chủ đầu tư bán 350 triệu thì ít cũng đền cho chúng tôi 50 triệu đồng/m2", bà Lê Thị Bạch Tuyết nó.

Tạm ngưng thu hồi đất tại Thủ Thiêm từ năm 2016

14g30, các đại biểu Quốc hộ nhận gần 50 phiếu đăng ký phát biểu của cử tri. Đây là số phiếu đăng ký kỷ lục vì thông thường ở mỗi buổi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM chỉ có trung bình khoảng 10-20 ý kiến phát biểu.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 13
Tổ đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: TỰ TRUNG

Trong phần báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó chủ tịch UBND quận 2 cho biết liên quan đến những khiếu nại của người dân về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện nay UBND quận đang chờ  kết quả thanh tra và ý kiến của Thanh tra Chính phủ, UBND TP liên quan đến các vấn đề người dân khiếu kiện. 

Riêng việc thực hiện thu hồi đất tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND quận đã tạm ngưng từ năm 2016.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 14
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: TỰ TRUNG

Trước khi bước vào phần cử tri phát biểu, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm xin dừng lại vài phút và nói:"Tôi thấy còn rất nhiều cô bác cử tri bên ngoài, đề nghị sắp xếp ghế lại trong hội trường để cử tri vào hội trường được đông đủ nhất".

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 15
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trả lời cử tri - Ảnh: Ngọc Khải

Tổ đại biểu Quốc hội gồm có bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Trịnh Ngọc Thúy - Phó chánh án TAND TP.HCM. 

Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt ngày 4-6-1996 tại Quyết định số 367. 

 Nhiều năm qua, người dân khu vực dự án đã gửi đơn khiếu nại từ cấp thành phố đến cấp trung ương, tập trung vào các vấn đề chính là xác định ranh của dự án và chính sách bồi thường, tái định cư. Người dân cũng bức xúc vì đơn khiếu nại chậm được giải quyết.

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 16
ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (áo xanh bên phải) trả lời cử tri - Ảnh: Tự Trung

Người dân đối thoại ngay khi tổ ĐBQH xuất hiện

Dự kiến 14h, buổi tiếp xúc cử tri mới bắt đầu, nhưng ngay từ 12h45, hàng chục cử tri đã có mặt tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Q2.

Ngay khi tổ Đại biểu quốc hội xuất hiện, nhiều người dân đã tập trung để đối thoại với các ĐBQH. 

Rất đông phóng viên các báo có mặt tại buổi làm việc này.

Cử tri đối thoại với ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Video: Tiến Long

Mong chờ buổi tiếp xúc để hỏi về ranh quy hoạch

Bí thư Thành uỷ sẽ được báo cáo về 'đường ngàn tỉ/km' ở Thủ Thiêm - 17

Từ sáng 9-5, trên bãi đất trống mọc đầy cỏ dại trên đường Lương Định Của, thuộc Khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2, ông Quang (Nguyễn Hồng Quang, bà Nga (Lê Thị Ngọc Nga), bà Tám (Nguyễn Thị Tám), ông Thiện (Lê Tấn Thiện) đã tụ lại bàn bạc, chuẩn bị nội dung cho cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu quốc hội vào buổi chiều cùng ngày.

 Khu vực này, cách nay chục năm còn là khu dân của đông đúc, trong đó có nhà cửa của họ. 

“Khu vực của chúng tôi nằm ngoài qui hoạch”, ông Quang khẳng định chỉ vào ranh đất trên tấm “Sơ đồ điều chỉnh qui hoạch các khu vực không bán nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước Q.2” rất lớn mà ông đem theo. 

“Chúng tôi có nghe nói ông cựu chủ tịch thành phố mới đưa ra bộ bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm phê duyệt lần đầu. Bao năm nay thành phố luôn nói chưa tìm thấy bộ bản đồ ấy. Nay thấy rồi, hy vọng sự việc của chúng tôi sẽ được giải quyết dứt điểm”, bà Nga gạt mồ hôi nói, miệng cười đầy hy vọng.

Theo Nhóm PV (Tuổi Trẻ)

Nổi bật