Ngư dân bất ngờ rút đơn vụ tàu vỏ thép 20 tỷ rỉ sét

10/06/2017 18:25:00

Ngày 10/6, Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận: 7 ngư dân đã làm đơn xin rút khiếu nại công ty TNHH MTV Nam Triệu và đề nghị không thẩm định độc lập tàu của họ. Tuy nhiên, ngày 9/6, 6 ngư dân không rút đơn nữa.

Ngày 10/6, Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận: 7 ngư dân đã làm đơn xin rút khiếu nại công ty TNHH MTV Nam Triệu và đề nghị không thẩm định độc lập tàu của họ. Tuy nhiên, ngày 9/6, 6 ngư dân không rút đơn nữa.

Tuy nhiên, qua kiểm tra có đến 18 tàu cá vỏ thép mới đóng đã bị hư hỏng, trong đó, 13 chiếc do công ty TNHH MTV Nam Triệu đóng, 5 chiếc do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng. 

Trong số 13 tàu cá vỏ thép do công ty TNHH MTV Nam Triệu đóng, ngoài phần rỉ sét nặng ở vỏ tàu, thép không đúng loại theo hợp đồng thì máy chính của tàu cũng không được lắp theo đúng hợp đồng đã ký kết với ngư dân. 

tàu vỏ thép, tàu thép, tàu rỉ sét,  tàu cá, Bình Định

Ngư dân Trần Đình Sơn mong muốn sớm làm rõ sai phạm

Công ty gặp ngư dân để nói chuyện "tình cảm"

Sau khi sự cố hỏng hóc tàu vỏ thép được phản ánh, đại diện công ty TNHH MTV Nam Triệu đã có động thái chi tiền để ngư dân không nêu những sai phạm do đơn vị gây ra.

Theo trình bày của ngư dân Trần Đình Sơn (ở xã Mỹ An, Phù Mỹ), chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99245 TS), ngày 5/6, hai ngày trước khi tổ thẩm định độc lập của UBND tỉnh Bình Định kiểm tra các con tàu hỏng, ông Nguyễn Hoàng Tân, Giám đốc Xí nghiệp đóng tàu công ty TNHH MTV Nam Triệu và ông Bùi Hữu Hùng, phó Giám đốc, gặp riêng ông để nói chuyện “tình cảm”.

“Hai ông đề nghị tôi rút hồ sơ đã gửi các cơ quan chức năng khiếu nại về việc máy tàu vỏ thép của tôi bị hư hỏng. Tôi không biết viết nên ông Tân đánh máy đơn đề nghị rút khiếu nại và văn bản thỏa thuận giữa tôi với công ty, đưa tôi ký rồi nhận 100 triệu đồng" - ông Sơn nói.  Ngày 7/6, tôi đã gặp ông Tân để trả lại số tiền nói trên và ông Tân đã nhận lại. Họ đưa tiền để tôi tự nguyện gửi đơn cho các cơ quan không thẩm định tàu.

Theo ông Sơn, đơn đề nghị rút đơn với mục đích không thẩm định tàu gửi cơ quan chức năng là do ông Tân tự gửi.

Tàu của ông Sơn đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu với tổng chi phí 20 tỉ đồng. Từ lúc hạ thủy đánh bắt thủy sản vào cuối tháng 3/2017 đến nay, tàu thường xuyên bị sự cố hỏng máy.

Ông Thái Văn Duyệt (chủ tàu vỏ thép BĐ 99160 TS) cũng cho biết ngày 4/6, ông Nguyễn Hoàng Tân có gặp gỡ vợ chồng ông đề nghị hỗ trợ 200 triệu đồng, đồng thời yêu cầu rút đơn khiếu nại công ty.

“Tàu tôi đóng 20 tỉ đồng, đi một hai chuyến biển đã hư. Nếu tôi nhận khoản tiền 200 triệu đồng thì tôi ôm nợ cả đời, đánh cược tài sản và tính mạng mình với con tàu thiếu an toàn này hay sao, nên tôi không đồng ý nhận tiền để rút đơn" - lời ông Duyệt. Tôi và các chủ tàu khác đều mong muốn cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra để làm rõ.

Giám đốc công ty nói gì?

Trước tố giác của ngư dân, ông Nguyễn Hoàng Tân khẳng định, không hỗ trợ tiền để đề nghị ngư dân rút đơn khiếu nại công ty. Tiền tôi đưa cho ngư dân là phần tiền hỗ trợ để khắc phục những hỏng hóc của tàu.

tàu vỏ thép, tàu thép, tàu rỉ sét,  tàu cá, Bình Định

Tàu vỏ thép hư hỏng, các chuyên gia toát mồ hôi đi tìm nguyên nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết: Qua phản ánh của ngư dân, tỉnh đã yêu cầu công ty TNHH MTV Nam Triệu và công ty TNHH Đại Nguyên Dương khẩn trương khắc phục tất cả những hư hỏng, sự cố tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định. 

Để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị đóng tàu, tỉnh đã đề nghị Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an vào cuộc điều tra sự cố tàu cá vỏ thép tại Bình Định. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo tổ thẩm định độc lập tàu vỏ thép, sớm hoàn thành việc kiểm tra, giám định các tàu vỏ thép bị hư hỏng; nhằm tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ NN&PTNT vào ngày 20/6 tới.

Một ngư dân đồng ý rút đơn để nhận 250 triệu

Trao đổi với VietNamNet ngày 10/6, ông Trần Văn Phúc, phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận: Có 7 ngư dân, trong đó có 5 ngư dân ở huyện Hoài Nhơn và 2 ngư dân ở huyện Phù Cát đã làm đơn xin rút khiếu nại công ty TNHH MTV Nam Triệu và đề nghị không thẩm định độc lập tàu của họ. Tuy nhiên, ngày 9/6, 6 ngư dân không rút đơn nữa và để tổ kiểm định kiểm tra hư hỏng của tàu. Riêng ngư dân Lê Hoài Thanh không đồng ý giám định, với lý do nhận được 250 triệu đồng hỗ trợ từ công ty để khắc phục hư hỏng.

Phó Chủ tịch Trần Châu thẳng thắn, cơ sở đóng tàu đã hợp đồng máy chính hãng Mitsubishi thì phải lắp đặt nguyên đai nguyên kiện máy mới của hãng này. Hợp đồng đóng tàu là thép Hàn Quốc thì phải đóng bằng thép Hàn Quốc, chứ không tự động thay bằng thép TQ.

"Ðề nghị các cơ sở đóng tàu lấy lương tâm và trách nhiệm để đóng tàu có chất lượng giúp ngư dân yên tâm bám biển khai thác thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia - chứ không chỉ vì lợi nhuận cao mà làm ăn gian dối” - ông Châu nói.

Theo H.Trang (VietNamNet)