Nhưng vì không gian của gia đình có hạn nên nhà chức trách hạn chế người dân vào bên trong. Chị Hồng và nhiều người đành đứng ngoài, nhìn vào với tâm trạng thẩn thờ.
|
Đến 23h ngày 13/2 người dân vẫn xếp hàng trước cổng nhà ông Nguyễn Bá Thanh. |
Cơn bão đi qua, ông Thanh về đây thị sát và chứng kiến hoàn cảnh của chị nên đã bỏ tiền túi gần 100 triệu cho chị sửa nhà. Còn chồng chị cũng được ông Thanh cho một chiếc xe máy để hành nghề xe ôm. Nhờ đó, gia đình thoát cảnh nghèo khó, các con được ăn học đàng hoàng.
“Nếu không có bác Thanh, chắc chúng tôi đã phải tha phương cầu thực từ lâu rồi. Nghe tin bác mất, cả gia đình như chết lặng. Tôi chỉ mong được gặp bác ấy và nói lời cảm ơn dù chỉ một lần nhưng đã quá muộn”, chị Hồng nghẹn ngào.
Đứng khép nép bên cạnh cổng nhà riêng của ông Nguyễn Bá Thanh từ chập tối, chị Nguyễn Thị Ngà (trú quận Ngũ Hành Sơn) và đứa con gái hơn 10 tuổi cũng tỏ ra rất lo lắng, bồn chồn.
Bất chấp giá lạnh, anh Thành vẫn bế con gái đến cổng nhà ông Thanh để tỏ lòng thành kính đối với ân nhân |
Cũng như chị Hà, ông Nguyễn Xuân Trình, một thời là Phó chủ nhiệm hợp tác xã khi ông Bá Thanh làm Chủ nhiệm, cũng đến đây từ chiều 13/2. Ông Trình bảo: "Tôi ở tận Hòa Phú, lúc đang ăn cơm trưa thì nghe các con gọi điện báo bác Thanh đã mất. Bỏ vội chén cơm, tôi chạy đến đây thì bác ấy đã đi mất rồi".
Gạt hai hàng nước mắt, ông Trình nói: “Biết sinh lão bệnh tử không ai thoát khỏi nhưng trưa nay nghe tin ông ấy mất, lòng tôi quặn đau. Ở cái thành phố này có lẽ ông ấy là lãnh đạo được nhiều người yêu quý nhất. Nếu không có ông ấy, Đà Nẵng chắc gì đã phát triển như ngày hôm nay”.
Trước cổng nhà riêng ông Nguyễn Bá Thanh, chúng tôi gặp không ít cựu chiến binh, những người lao động bình thường, thậm chí là những người làm nghề xe ôm và bán vé số. Hầu hết họ đều thẩn thờ thương xót trước sự ra đi của ông.
Đang mang trong mình căn bệnh ung thư, nhưng nghe tin ông Thanh mất, chị Nguyễn Thị Tý (trú phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà - làm nghề bán vé số) vội chạy đến đường Cách Mạng Tháng Tám để mong được nhìn mặt vị ân nhân lần cuối.
Những giọt nước mắt của người dân Đà Nẵng thương ông Thanh. |
“Làm nghề bán vé số như tôi thì lấy đâu tiền chữa bệnh. Nếu không có bác Thanh thì làm sao Đà Nẵng có được bệnh viện chuyên chữa trị ung thư lớn nhất miền Trung. Và nếu không có bác ấy thì chắc những người như chúng tôi đâu còn cơ hội để sống và nuôi con”, chị Tý nói.
Chúng tôi cũng đã gặp anh em trong đội xe gắn máy làm nghề chở khách ở phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ), mà mọi người quen gọi là xe ôm.
Thời ông Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đội xe này được ông biểu dương về thành tích giữ gìn an ninh trật tự. Trong quá trình kiếm sống, họ vừa là những đội viên bắt cướp vừa giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn.
Từ ngày ông Thanh về nước chữa bệnh, ngày nào anh Nguyễn Văn Thành (chạy xe ôm ở Ngã ba Hòa Cầm) và hàng chục xe ôm khác thường xuyên cập nhật thông tin và cầu chúc cho ông sớm qua bạo bệnh.
Biết tin ông Thanh qua đời, một người bán vé số đến nhà riêng vĩnh biệt ông vào giữa đêm. |
Tại buổi nói chuyện này, ông Thanh đã thẳng thắn phê phán ở phường nào cũng có dân quân tự vệ, thông trưởng, thôn phó… nhưng tình trạng trộm cắp cướp giật vẫn diễn ra.
Trong khi đó, tại Đà Nẵng có 2 tổ tự quản rất điển hình là Tổ xe thồ tự quản ở Hòa Cầm và Tổ nữ dân quân tự vệ ở quận Ngũ Hành Sơn… tay không bắt cướp thì chẳng thấy UBND TP khen thưởng hay động viên.
Theo Đ.Nguyên (Zing.vn)