Mục sở thị “báu vật” của con phố có nhiều đại gia nhất nhì Hà Nội

20/09/2017 08:44:00

Người dân làng Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) có nghề săn bắt và chế biến rắn đã hàng trăm năm nay. Nhờ rắn mà biết bao người trở thành tỷ phú. Làng Lệ Mật cổ xưa giờ cũng “thay da đổi thịt” thành phố xá hiện đại, những căn nhà khang trang, biệt thự mọc lên san sát…

Người dân làng Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) có nghề săn bắt và chế biến rắn đã hàng trăm năm nay. Nhờ rắn mà biết bao người trở thành tỷ phú. Làng Lệ Mật cổ xưa giờ cũng “thay da đổi thịt” thành phố xá hiện đại, những căn nhà khang trang, biệt thự mọc lên san sát…

Trước đây, cả làng từ già, trẻ, lớn, bé đều tản đi khắp nơi với “mánh nghề” bắt rắn mà cha ông truyền lại. Nhưng dần dần, thấy không đem lại lợi nhuận cao, hầu hết chuyển sang thu mua, nuôi rắn và kinh doanh. Dọc phố Lệ Mật, cứ đi vài bước lại bắt gặp một nhà hàng chế biến thịt rắn. Những người dân ở đây cho biết, nghề này không khó để làm giàu nhưng tồn tại vô vàn hiểm nguy.
Làng Lệ Mật hiện nay chỉ có 1 trại rắn với quy mô lớn, còn lại chỉ nuôi với số lượng vừa và nhỏ. Rắn được nuôi nhốt trong chuồng mỗi ô 50x50 cm, có người trông coi và chăm sóc cẩn thận. Anh Trương Xuân Khải, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi rắn ở Lệ Mật cho hay: “Chuồng trại chỉ cần làm 1 lần có thể sử dụng vài chục năm, không tốn quá nhiều tiền đầu tư. Chúng tôi chỉ mất chút công vệ sinh, tránh để rắn bị bệnh hay bị ghẻ”.

Làng Lệ Mật hiện nay chỉ có 1 trại rắn với quy mô lớn, còn lại chỉ nuôi với số lượng vừa và nhỏ. Rắn được nuôi nhốt trong chuồng mỗi ô 50x50 cm, có người trông coi và chăm sóc cẩn thận. Anh Trương Xuân Khải, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi rắn ở Lệ Mật cho hay: “Chuồng trại chỉ cần làm 1 lần có thể sử dụng vài chục năm, không tốn quá nhiều tiền đầu tư. Chúng tôi chỉ mất chút công vệ sinh, tránh để rắn bị bệnh hay bị ghẻ”.

Nuôi rắn rất nhàn, 2 - 3 ngày mới cần cho ăn một bữa, còn mùa đông rắn hầu như không ăn gì. Thức ăn của chúng chủ yếu là cóc, gà, vịt, ngan. Một con rắn nuôi từ lúc ấp trứng đến khi có trọng lượng khoảng 3kg mất 3-4 năm.

Nuôi rắn rất nhàn, 2 - 3 ngày mới cần cho ăn một bữa, còn mùa đông rắn hầu như không ăn gì. Thức ăn của chúng chủ yếu là cóc, gà, vịt, ngan. Một con rắn nuôi từ lúc ấp trứng đến khi có trọng lượng khoảng 3kg mất 3-4 năm.

Đèn và móc khều rắn là 2 vật dụng không thể thiếu khi kiểm tra chuồng trại. Có rất nhiều loại rắn được nuôi nhốt, từ rắn ráo, hổ mang cho đến cạp nong,…. Tuy nhiên chỉ đối với loại rắn độc, người chăm sóc mới cần sử dụng móc để tránh bị rắn cắn. Ở trong các nhà hàng, rắn được nhốt cực kì cẩn thận trong những chiếc lồng kín.

Đèn và móc khều rắn là 2 vật dụng không thể thiếu khi kiểm tra chuồng trại. Có rất nhiều loại rắn được nuôi nhốt, từ rắn ráo, hổ mang cho đến cạp nong,…. Tuy nhiên chỉ đối với loại rắn độc, người chăm sóc mới cần sử dụng móc để tránh bị rắn cắn. Ở trong các nhà hàng, rắn được nhốt cực kì cẩn thận trong những chiếc lồng kín.

Đến Lệ Mật hỏi về tay nghề săn bắt và chế biến rắn, ngay lập tức người làng chỉ đến nhà của ông Nguyễn Đặng Pháo - 78 tuổi. Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng giọng nói của ông vẫn sang sảng và nhớ rõ từng chi tiết từ những ngày mới chập chững bước chân vào nghề.

Đến Lệ Mật hỏi về tay nghề săn bắt và chế biến rắn, ngay lập tức người làng chỉ đến nhà của ông Nguyễn Đặng Pháo - 78 tuổi. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng giọng nói của ông vẫn sang sảng và nhớ rõ từng chi tiết từ những ngày mới chập chững bước chân vào nghề.

Nói về nghề truyền thống của làng Lệ Mật, ông Pháo chậm rãi cất lời: “Người làng này giỏi lắm, chỉ cần nhìn vào hang trên bờ ruộng là biết đâu là hang rắn, đâu là hang cua, hang chuột. Chúng tôi từ ngày còn trẻ ai cũng được truyền dạy kinh nghiệm qua câu ca: Lỗ ếch thì nhẵn hai bên, nhẵn dưới là rắn, nhẵn trên là cầy. Ngày bé, sau mỗi buổi bắt rắn, tôi lại mang lồng, bị cói... đi bán khắp phố phường”.

Nói về nghề truyền thống của làng Lệ Mật, ông Pháo chậm rãi cất lời: “Người làng này giỏi lắm, chỉ cần nhìn vào hang trên bờ ruộng là biết đâu là hang rắn, đâu là hang cua, hang chuột. Chúng tôi từ ngày còn trẻ ai cũng được truyền dạy kinh nghiệm qua câu ca: "Lỗ ếch thì nhẵn hai bên, nhẵn dưới là rắn, nhẵn trên là cầy". Ngày bé, sau mỗi buổi bắt rắn, tôi lại mang lồng, bị cói... đi bán khắp phố phường”.

“Vài năm gần đây, số lượng rắn tự nhiên sụt giảm, một số loại bị cấm săn bắt nên số người đi bắt rắn cũng không còn nhiều. Những người thức thời đều chuyển sang kinh doanh nhà hàng, ăn nên làm ra lắm. Tính sơ sơ, con phố Lệ Mật cũng có đến chục người giàu lên nhanh chóng nhờ rắn. Không thành đại gia, tỷ phú thì cũng đủ có cuộc sống sung túc. Như tôi, từ đầu những năm 1990 nhờ chiết xuất nọc rắn mà cũng đủ mang về cả bao tải tiền”, ông Pháo tâm sự.

“Vài năm gần đây, số lượng rắn tự nhiên sụt giảm, một số loại bị cấm săn bắt nên số người đi bắt rắn cũng không còn nhiều. Những người thức thời đều chuyển sang kinh doanh nhà hàng, ăn nên làm ra lắm. Tính sơ sơ, con phố Lệ Mật cũng có đến chục người giàu lên nhanh chóng nhờ rắn. Không thành đại gia, tỷ phú thì cũng đủ có cuộc sống sung túc. Như tôi, từ đầu những năm 1990 nhờ chiết xuất nọc rắn mà cũng đủ mang về cả bao tải tiền”, ông Pháo tâm sự.

 

Tuy vậy, đã chấp nhận “ăn ngủ cùng rắn”, người dân Lệ Mật cũng gặp không ít nguy hiểm, rủi ro. Trong trí nhớ của ông Pháo, đã có rất nhiều người trong làng bị rắn cắn dẫn đến cụt tay, cụt chân… thậm chí không ít người phải bỏ mạng. Bản thân ông đã 7 lần bị loài rắn độc như cạp nong, cạp nia cắn, 2 lần đối mặt với vết cắn của hổ mang, nhưng may mắn đều qua khỏi.

Vị “vua rắn” này cho biết: “Tôi đã sống chung với rắn ngay từ khi còn nhỏ. Những vết cắn này tất nhiên là rất đau, nhưng nếu biết cách sơ cứu sẽ không thể gây chết người. Việc đầu tiên chúng tôi phải làm khi bị rắn cắn là vắt hết nọc độc của chúng ra ngoài. Sau đó, người làng lấy các loại lá cây như móc diều, lá bồ giác, lá sàn sàn, ké vàng… giã nát chấm vào. Nhưng cách sử dụng từng loại lá này lại phụ thuộc vào từng vết thương khác nhau" - ông Pháo lý giải.

Nhiều người trẻ của làng Lệ Mật cũng tiếp nối nghề truyến thống. Tại các nhà hàng, thực khách có thể được trực tiếp chiêm ngưỡng mọi công đoạn, từ bắt đến chế biến thịt rắn.

Nhiều người trẻ của làng Lệ Mật cũng tiếp nối nghề truyến thống. Tại các nhà hàng, thực khách có thể được trực tiếp chiêm ngưỡng mọi công đoạn, từ bắt đến chế biến thịt rắn.

 
Không ít người làng Lệ Mật sở hữu vài bình rượu ngâm rắn hoặc trứng rắn trong nhà.

Không ít người làng Lệ Mật sở hữu vài bình rượu ngâm rắn hoặc trứng rắn trong nhà.

Không chỉ nuôi rắn để kinh doanh, các thành viên CLB Làng nghề thôn Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội) còn kết hợp phát triển du lịch, tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.

Không chỉ nuôi rắn để kinh doanh, các thành viên CLB Làng nghề thôn Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội) còn kết hợp phát triển du lịch, tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.

Theo Hoàng Ngọc (Dân Trí)

Nổi bật