Lãnh đạo đường sắt trả lời bất nhất, giá cả lô tàu cũ của Trung Quốc được được tính bằng Nhân dân tệ, chưa quy đổi ra tiền Việt...
Theo đó, trong thông báo ngày 5/5/2015 về chúng loại và giá thành toa xe nhập của Trung Quốc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gửi điện cho các công ty con (gồm Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn; Công ty CP Vinalines logistic Việt Nam; Công ty CP Dịch vụ đường sắt Hải Phòng; Công ty CP Vận tải & Thương mại đường sắt (RATRACO) nghiên cứu chủng loại và giá các loại toa xe có nhu cầu cần mua và thông báo ngay cho Tổng Công ty đường sắt Việt Nam để Tổng Công ty thông báo cho Cục đường sắt Côn Minh.
Đường sắt Việt Nam đang đầu tư nâng cấp toa xe. Ảnh: VnExpress |
Tính theo tỷ giá NDT bán ra của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào thời điểm tháng 5/2015 là 3.529 VND/1 NDT.
Theo đó, giá giao toa xe được quy đổi ra tiền Việt cụ thể như sau: Giá giao toa xe tại Lào Cai với tình trạng chưa sửa chữa đối với chủng loại C31 là hơn 315 triệu đồng/xe, loại G30 là gần 255 triệu đồng/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã đại tu với loại C31 là gần 810 triệu đồng/xe, loại G30 là hơn 710 triệu đồng/xe; giá giao toa xe tại Lào Cai sau khi đã thay bánh xe, hộp trục với loại C31 là gần 604 triệu đồng/xe và G30 là hơn 540 triệu đồng/xe.
Trước đó, trả lời báo giới, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn khẳng định: “Tàu sử dụng 1 năm cũng không mua chứ đừng nói đã qua sử dụng 20 năm”.
Ở một diễn biến khác, liên quan đến công tác nhân sự sau vụ việc trên, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã thể hiện sự bất nhất trong phát ngôn.
Cụ thể, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu trên báo Tiền Phong ngày 16/2 rằng: Không kỷ luật ông Nguyễn Viết Hiệp - nguyên Tổng giám đốc Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội về việc mua tàu cũ và với hai nội dung là chậm triển khai việc khảo sát thực tế lô hàng; báo cáo vượt cấp lên Bộ Giao thông vận tải gây hiểu nhầm, mất uy tín của Tổng Công ty.
Ông Thành một lần nữa khẳng định: Tôi không cách chức anh Hiệp mà chỉ thuyên chuyển sang vị trí khác. Lỗi của anh Hiệp chưa đến mức phải cách chức. Việc điều chuyển cán bộ là bình thường của tổng công ty. Nếu tôi có lỗi, anh Hiệp không đủ sức gánh thay.
Trong khi đó, theo văn bản số 1484 nguyên Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ký ngày 3/2 yêu cầu: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm điểm nghiêm, làm rõ trách nhiệm Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong việc mua tàu cũ của Trung Quốc; Báo cáo rõ công văn số 1442 gửi Đường sắt Côn Minh; Cho thôi nhiệm vụ đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội đối với ông Nguyễn Viết Hiệp, làm rõ trách nhiệm những người liên quan và chỉ đạo Hội đồng quản trị Công ty này cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp.
Theo Minh Thái (Đất Việt)