Chợ Bến Thành năm 1914 - Ảnh tư liệu |
Chính quyền đương thời đã tổ chức lễ khánh thành chợ gọi là lễ khai thị chợ Bến Thành mới, mà báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, gồm các hoạt động vui chơi kéo dài ba ngày đêm 28, 29 và 30-3-1914 với hơn 100.000 người ở Sài Gòn và các tỉnh đổ về.
"Xem được lễ khai thị một lần chết cũng sướng"
Trước đó, ban tổ chức lễ khai thị chợ Bến Thành mới đã thông báo khắp lục tỉnh Nam kỳ. Các thương gia người Hoa, người Ấn... nghe thông tin đã thi nhau đổ xô tới giành mua sạp ở chợ Bến Thành mới để bán thuốc lá, tơ lụa, thực phẩm...
Ngày khai thị, người các tỉnh từ miền Đông Nam kỳ tới miền Tây Nam kỳ đã nô nức hẹn nhau mua sắm và thăm cảnh chợ Bến Thành mới. Dân lục tỉnh vui vẻ bảo nhau: "Xem được lễ khai thị một lần chết cũng sướng".
Lễ hội tổ chức rầm rộ. Ngày khai trương, sáng hôm khai mạc có múa lân, thao diễn võ thuật, nhạc bát âm và có cả ban nhạc của nhà binh Pháp tới hòa nhạc giúp vui.
Chợ Bến Thành năm 1921, bảy năm sau ngày khai thị - Ảnh tư liệu |
Bìa sách Những môn võ bí truyền trên thế giới của John F. Gilbey |
Tác giả bài viết không ghi tên cô gái mà chỉ cho biết rằng đây là người con gái duy nhất của ông Ất, thường gọi là ông Hai Ất.
Ông này cùng với người em trai là ông Ba Giá vốn là hai bậc giỏi võ của vùng đất Tân Khánh Bà Trà (nay là P.Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên và P.Bình Chuẩn, thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương).
Ông Ất và ông Giá nổi tiếng với bao phen đánh cọp ở vùng rừng rậm Đông Nam kỳ vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với danh hiệu “Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh”.
Từ lúc đến Sài Gòn, nhiều người Pháp đã nghe nói nhiều về tài nghệ đánh cọp của ông Ất, ông Giá, nhưng bán tín bán nghi nên chính quyền Pháp ở Sài Gòn lúc ấy đã gởi thư mời ông Ất, ông Giá trổ tài đánh cọp trong dịp lễ khai thị chợ Bến Thành mới.
Đây là con cọp vừa bẫy được trong cuộc khai hoang lập đồn điền trồng cao su ở miệt rừng rậm phía bắc tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc tỉnh Bình Phước).
Ông Ất lúc bấy giờ đã bước vào tuổi lục tuần (tức 60 tuổi), vẫn còn rất tráng kiện.
Nhưng ông đã quyết định không tham dự cuộc đấu tranh với con cọp dữ, mà nhường lại cho người con gái rượu của ông.
Có người lo hỏi con gái của ông có đánh cọp được không, ông lắc đầu và mỉm cười bảo rằng ông biết bản lĩnh của con gái ông sẽ làm cho người Pháp phải kính nể người Việt.
Một thế đánh lao của môn phái Tân Khánh Bà Trà - ngọn lao tương tự ngọn lao cô gái đánh cọp ngày khai thị chợ Bến Thành - Ảnh: Hồ Tường |
Cuộc đấu giữa một cô gái với cọp khởi từ ban mai mãi đến giờ ngọ mới chấm dứt. Con gái của ông Ất nai nịt gọn ghẽ, đầu vấn tóc, đôi tay sử dụng một ngọn lao dài đầu bịt sắt bén nhọn mạnh mẽ bước vào khu vực thi đấu với ác thú.
Con cọp trông thấy, gầm to dữ dằn rồi nhảy xổ tới, với hai chân trước chụp phủ xuống đầu đối thủ…
Con gái ông Ất nhanh nhẹn nhảy sang một bên để tránh nanh vuốt của cọp. Cọp vồ hụt, gầm lên những tiếng rợn người, đập đuôi và tiếp tục nhảy tới tấn công bằng những đòn vuốt tát liên tiếp vào người cô gái.
Người con gái giỏi võ Việt nhanh hơn thú dữ khi nhảy qua, nhảy lại, tấn tấn, thối thối biến hóa khôn lường, khiến con cọp vồ chụp, tát trái, tát phải đều hụt. Ác thú gầm thét liên hồi.
Sức gái không thể hạ cọp trong giây lát mà phải đánh giằng dai để tiêu hao sức cọp. Cô gái đã xoay xở rất nhanh, khi thọc ngược ngọn lao để tránh cọp phủ, thoạt tả, thoạt hữu, thoạt trước, thoạt sau, luôn luôn nhanh nhẹn để tránh nanh vuốt cọp dữ.
Qua mấy giờ đối đầu giữa người và ác thú, con cọp bị trúng những ngọn lao của cô gái đâm vào người ra máu nhiều kiệt sức, xoay trở chậm chạp.
Đúng lúc này, người con gái của ông Ất đã sử dụng ngọn lao thật tài tình, nhắm ngay yết hầu cọp đâm suốt.
Cô gái đánh cọp tên Võ Thị Vuông ... Các bậc tiền bối xứ võ Tân Khánh Bà Trà cho biết người con gái đánh cọp tại chợ Bến Thành năm 1914 có tên đầy đủ là Võ Thị Vuông, con thứ năm của thầy Hai Ất - Võ Văn Ất. Ngày nay, trên vùng đất bên cạnh làng võ Tân Khánh Bà Trà vẫn còn mang tên là “Truông Bà Năm Vuông”, bởi trước đây vùng này rừng rậm gọi là truông. Đây cũng là nơi bà Năm Vuông (con gái của ông Hai Ất) từng đánh tan một lũ cướp cạn chỉ với một cây đòn gánh trong tay. |