Chiếc ghế tựa với vài ba hộp sữa, chai nước ngọt và chiếc bánh mỳ, bên cạnh là giấy chứng nhận danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là cảnh sống trong 2 ngày nay của cụ Nguyễn Thị Lụa tại UBND xã Nhân Thịnh (Lý Nhân, Hà Nam).
Cụ Lụa nằm lại tại trụ sở UBND xã Nhân Thịnh từ 2 ngày nay |
Chồng cụ cũng mất hơn 20 năm nay, hiện tại cụ sống cảnh nay nhà con gái này, mai nhà con gái kia, có lúc là nhà con trai thứ 3.
Khi chúng tôi hỏi thăm sức khỏe cũng như nguyên căn cụ nằm ở UBND xã trong cảnh “màn trời chiếu đất”, cụ Lụa trả lời từng câu chắc nịch:
“Tôi không có cửa, có nhà. Con dâu, con trai đuổi, nằm thế này cũng có lạnh đâu, đau lưng thì phải chịu.
Cứ xong hết việc thì tôi mới về nhà. Hai con tôi mất ở chiến trường, con trai út cũng mất, lúc này tôi nghĩ về chúng nó nhiều, nghĩ mà thương và xót các con.
Tôi cũng chẳng ăn được gì, chỉ ăn được mỗi đậu và canh cua”.
Nói về nguyên nhân Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lụa từ nhiều ngày nay phải nằm ở ủy ban xã, anh Đặng Công Toản (Trưởng Công an xã Nhân Thịnh) cho rằng:
“Là do cụ nhất quyết không về, cũng không đồng ý vào trong phòng Ủy ban dù chúng tôi đã vận động, thậm chí nhờ cả người thân, hàng xóm, hội phụ nữ, người cao tuổi, thanh niên...
Hàng tối đi trực rồi vào buổi đêm, chúng tôi đều đến chỗ cụ khuyên cụ về nhà vì tuổi cao, sức yếu nhưng tất cả đều thất bại. Thậm chí, cán bộ xã cũng lập biên bản giao trách nhiệm cho con cái vì cụ già rồi.
Cụ còn bảo “nếu tới gần cụ sẽ cắn lưỡi” nên việc tiếp cận cụ, chúng tôi cũng phải rất thận trọng.
Anh Đặng Công Toản - Trưởng Công an xã Nhân Thịnh |
Hai người con gái này cùng cụ Lụa thuê người xây nhà mồ và đào hố sẵn trên mảnh đất mang tên ông Trần Văn Ba (con trai thứ 3 của cụ Lụa) để sau này cụ Lụa mất sẽ nằm lại ở đó.
Ở đó còn có 1 số công trình như cổng, tường bao, 1 tấm bia ghi là khu lăng mộ “Cha Mẹ Việt Nam anh hùng”.
“Mẹ còn sống, đào hố đó gần như chôn sống mẹ. Hơn nữa, việc làm này của bà Là, bà The lại không hỏi ý kiến ông Ba. Chúng tôi cũng xuống làm biên bản, củng cố hồ sơ để gửi lên huyện giải quyết vì đây là 1 vụ tranh chấp dân sự.
Gia đình và bản thân cụ Lụa cũng muốn chính quyền xã phải nhanh chóng vào cuộc giải quyết các “tranh chấp” đó. Nhưng, chúng tôi không phải là không giải quyết mà là đang giải quyết.
|
Bên cạnh cụ là danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước trao tặng năm 2014 |
Theo chia sẻ của anh Toản, bản thân ông Ba cũng không dám gần mẹ cũng bởi những “mâu thuẫn” giữa hai mẹ con.
Việc cụ Lụa và 2 em gái cho rằng, ông Ba đuổi mẹ ra khỏi nhà, ông cũng giải thích, cụ Lụa đi khỏi nhà vợ chồng ông không biết và sau 2 tháng lại có ý kiến nói rằng ông đuổi mẹ ra khỏi nhà.
Anh H. (cán bộ văn phòng xã và là người cùng làng với cụ Lụa - PV) cũng rất xót xa khi chứng kiến cụ Lụa nằm ở UBND xã mà không chịu về nhà. Thậm chí, có lúc anh H. đã khóc.
Vì theo ông H., căn nhà 6 gian mà cụ Lụa sống cùng ông Ba luôn có 1 gian rất rộng với đầy đủ tiện nghi dành cho cụ.
Cạnh cụ Lụa là bánh mỳ, nước... |
Cái sai ở đây là ở cả cụ vì không khuyên bảo được các con, sai ở cả người con dâu do có nhiều lời lẽ khiếm nhã.
Cả những người con do cụ đứt ruột sinh ra cũng sai. Cụ chưa mất nhưng đã lập bia, đào hố. Nếu có hiếu lập bia trước cho cụ nhưng làm kín đáo và cất tấm bia đó đi” – anh H. chia sẻ.
Anh H. còn cho chúng tôi biết, cách đây 2 năm, các con cụ Lụa từng đưa cụ lên UBND xã nằm như hiện tại nhưng có làm lều che cho cụ.
Theo Nguyễn Huệ (Dailo.vn)