Phạt đến 30 triệu nếu mở quán karaoke quá 12h đêm
Từ 1/6, quy định này sẽ được áp dụng theo Nghị định 38 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo. Theo đó, mức phạt tiền 20-30 triệu đồng được áp dụng đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm một trong các hành vi như: Kinh doanh dịch vụ ngoài khoảng thời gian từ 8h đến 24h mỗi ngày; sửa chữa, tẩy xoá hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.
Hành vi đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.
Đáng lưu ý, nghị định quy định mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp; phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
Với hoạt động quảng cáo trên truyền hình, Nghị định này cũng có nhiều quy định đáng chú ý. Cụ thể như: Phạt 50-100 triệu đồng nếu quảng cáo trong chương trình thời sự; quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện…
Nghị định 38 có hiệu lực từ 1/6, thay thế Nghị định 56 và Nghị định 158.
Nói tục, chửi thề ở lễ hội bị phạt tới 500.000 đồng
Từ ngày 1/6/2021, Nghị định 38/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ có hiệu lực.
Nghị định này chỉ rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam; Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định.
Với các quán karaoke, kinh doanh ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày sẽ bị xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng; Đặt chốt cửa bên trong phòng hát kraoke sẽ bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng.
Với hoạt động quảng cáo trên truyền hình, Nghị định này cũng có nhiều quy định đáng chú ý. Cụ thể như: Phạt từ 50 triệu – 100 triệu đồng nếu quảng cáo trong chương trình thời sự; Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình; Quảng cáo một lần quá 05 phút trong chương trình phim truyện…
Có thể tra cứu thông tin BHXH, BHYT trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm
Chính phủ ban hành Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về Bảo hiểm, trong đó, cá nhân có thể khai thác nhiều thông tin BHXH, BHYT, BHTN... có hiệu lực từ ngày 1/6/2021.
Cụ thể, cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình; thông tin cá nhân của người khác trong CSDLQG về bảo hiểm nếu được người đó đồng ý theo quy định của pháp luật. Các thông tin trong CSDLQG về Bảo hiểm bao gồm: Dữ liệu cơ bản cá nhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
Thông tin liên hệ của công dân.
Nhóm thông tin về hộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ…
Nhóm thông tin về BHXH: Mã số BHXH; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan BHXH quản lý…
Nhóm thông tin về bảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu…
Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng, hưởng…
Nhóm thông tin về người sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số thuế…
Nhóm thông tin cơ bản về y tế. Nhóm thông tin về an sinh xã hội.
Như vậy, cá nhân có thể tra cứu các thông tin về BHXH như loại đối tượng BHXH; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;... và nhiều thông tin khác của mình trên CSDLQG về Bảo hiểm.
Thành lập trung tâm dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng
Cũng có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 là Nghị định 23/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Nội dung chính của Nghị định này là đề cập đến những điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Theo đó, để được cấp Giấy phép, doanh nghiệp cần thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng, có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh thuộc sở hữu của mình hoặc thuê ổn định theo hợp đồng từ 3 năm trở lên.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên hoặc có từ đủ 2 năm kinh nghiệm làm chuyên môn, quản lý về dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, theo Nghị định này, để thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm, một trong những điều kiện bắt buộc là phải có ít nhất 15 người làm việc là viên chức…
Các trường hợp miễn thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài
Các trường hợp miễn thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài được quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT bao gồm: Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm ngày 1/7/2019.
Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 và thay thế Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT, Thông tư 26/2013/TT-BGDĐT.
Mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Thông tư 29/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 15/6/2021.
Theo đó, nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Chi tổ chức thẩm định sách giáo khoa gồm chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có)… theo thực tế phát sinh.
Chi giải khát giữa giờ áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017.
Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ dành cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định (trong trường hợp không có điều kiện bố trí mà phải đi thuê) theo mức chi tại Thông tư 40/2017.
Chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định: Chi phù hợp với phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư 40/2017 và văn bản hướng dẫn Thông tư 40/2017.
Chi tiền công họp thẩm định: Đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định tối đa 200.000 đồng/người/buổi. Đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, Thư ký Hội đồng thẩm định tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định tối đa 50.000 đồng/người/tiết. Chi tiền công chuyên gia mức chi tiền công xin ý kiến chuyên gia tối đa 50.000 đồng/tiết/cá nhân (cơ quan, đơn vị, tổ chức).
Đấu đấu giá, chuyển nhượng kho số viễn thông, tên miền Internet
Theo Quyết định 16/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 quy định về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet; chuyển nhượng quyển sử dụng kho số viễn thông được phân bổ thông qua đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet như sau:
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông, tổ chức được phép sử dụng kho số viễn thông. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan tới hoạt động đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet.
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá được quy định trong Quy chế đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết. Phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên.
Thù lao dịch vụ đấu giá và chi phí đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 66 Luật Đấu giá tài sản và các quy định liên quan của Bộ Tài chính.
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch tổ chức đấu giá kho số viễn thông, tên miền Internet, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá thuê Tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức cuộc đấu giá theo quy định của pháp luật. Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
Trường hợp không lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản. Hội đồng đấu giá tài sản gồm 3 thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc người được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, đại diện cơ quan khác có liên quan. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
Trâm (Nguoiduatin.vn)