Lộ trình xe ô tô di chuyển trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội để tránh phải quay đầu

25/07/2021 08:26:47

Chiều 24/7, Cục Quản lý đường bộ 1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có phương án phân luồng đối với các xe ô tô tránh đi vào thủ đô trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội.

Một số phương án phân luồng tuyến đường tránh đi qua Hà Nội

Hướng tuyến các tỉnh Tây Bắc về Hà Nam, Ninh Bình, các tỉnh phía Nam và ngược lại: QL.6 đi ngã ba Tòng Đậu- QL.15- Thanh Hóa. QL6 đi ngã ba Mường Khến – QL.12B – đường Hồ Chí Minh QL6 đi ngã ba Cun – đường tỉnh 12B – đường Hồ Chí Minh

Hướng từ Hòa Bình đi Vĩnh Phúc, Yên Bái và ngược lại: Hòa Bình-QL6- đi đường tỉnh 317 - QL.32 – QL.2 (Việt Trì về Vĩnh Yên)

Hướng từ đường Hồ Chí Minh sang QL.1 và ngược lại: Đường Hồ Chí Minh – QL.21 – giao QL.1 – nút giao Liêm Tuyền (cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ).

Hướng tuyến từ các tỉnh phía Nam sang tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, các tỉnh Đông Bắc và ngược lại: Từ Đồng Văn (nút giao Vực Vòng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ) – đi QL.38 – QL.38B – giao Cao Tốc 5B (Hà Nội – Hải Phòng); Từ Đồng Văn (nút giao Vực Vòng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ) – đi QL.38 – giao QL.1 (cao tốc Hà Nội – Bắc Giang)

Hướng đi Bắc Ninh sang Thái Nguyên và ngược lại: Từ Bắc Ninh đi QL.18 – QL.3 – nút giao Ba Hàng (giao QL.3 và ĐT.261)

Hướng đi Thái Nguyên sang Vĩnh Yên và ngược lại: Từ nút giao Ba Hàng (giao QL.3 và ĐT.261) – ĐT.261 giao QL.2 và đi Việt Trì.

Đồng thời, các lái xe có thể đăng ký thẻ xanh trực tuyến có thể đi lại trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Luồng xanh quốc gia kết nối với Luồng xanh của thành phố Hà Nội thông qua 22 chốt kiểm dịch: Từ các tỉnh phía Nam, hướng Hà Nam thông qua Hà Nội: tuyến Quốc lộ 1A, 1B (từ các chốt số 1, số 2, số 3): lưu thông qua nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ - Vành đai 3 trên cao đi Cầu Thanh Trì hoặc Cầu Thăng Long để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Đông Bắc, hướng Bắc Ninh thông qua Hà Nội theo tuyến Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội Lạng Sơn (chốt số 4 – 11): lưu thông qua cầu Thanh Trì - Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Tây Bắc, hướng Hoà Bình thông qua Hà Nội (chốt số 12 14): lưu thông theo đường Quốc lộ 6 qua nút giao Khuất Duy Tiến hoặc theo đường Đại lộ Thăng Long qua nút giao Trung Hoà đi Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Phú Thọ thông qua Hà Nội (chốt số 12-14): lưu thông theo đường Quốc lộ 6 qua nút giao Khuất Duy Tiến hoặc theo đường Đại lộ Thăng Long qua nút giao Trung Hoà đi Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Vĩnh Phúc thông qua Hà Nội (chốt số 18 21) lưu thông theo đường Quốc lộ 32 qua nút giao Mai Dịch và theo đường Quốc | lộ 2 – Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Thái Nguyên thông qua Hà Nội (chốt số 22) lưu thông theo đường Quốc lộ 3 - Đường 35 - Quốc lộ 2 - Võ Văn Kiệt – Cầu Thăng Long - Vành đai 3 trên cao hoặc Quốc lộ 3 - Quốc lộ 18 – Võ Nguyên Giáp -Quốc lộ 5 - Cầu Thanh Trì để đi các tỉnh Thành phố khác.

Luồng xanh khi thực hiện Chỉ thị số 16 trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Thông qua hệ thống đường kết nối từ đường Vành đai 3 với Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đường Hồ Chí Minh, các đường cao tốc: Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 18, Quốc lộ 32.

Phương án: luồng xanh áp dụng tại khu vực vành đai 1 vào trung tâm: Đường Vành đai 1: An Dương Vương - Âu Cơ – Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư - Đế Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – La Thành và kết nối với Hệ thống đường hướng tâm

Phương án: luồng xanh áp dụng tại khu vực vành đai 2 vào trung tâm: Đường Vành đai 2: Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Trường Chinh - đường Láng - đường Bưởi – Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân và kết nối với Hệ thống đường hướng tâm

Phương án: luồng xanh áp dụng tại khu vực vành đai 3 vào trung tâm: Đường Vành đai 3 dưới đất: Đường gom Vành đai 3 (Pháp Vân - Giải Phóng) – Nghiêm Xuân Yêm – Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Võ Chí Công - Hoàng Sa - Trường Sa – Nguyễn Văn Linh và kết nối với Hệ thống đường hướng tâm.

Hệ thống đường hướng tâm: Nút giao Pháp Vân - Giải Phóng - Lê Duẩn. Nút giao Thanh Xuân – Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng. Nút giao Thanh Xuân – Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ. Nút giao Trung Hoà - Đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Văn Cao. Nút giao Mai Dịch - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Kim Mã – Nguyễn Thái Học Nút giao Trung tâm Quận Long Biên - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương. Nút giao cầu vượt đường 5 - Đàm Quang Trung - Cầu Vĩnh Tuy.

Hệ thống đường nội đô thị: Căn cứ theo hiện trạng hạ tầng giao thông từng khu vực, nhu cầu vận chuyển hàng hoá thiết yếu, phạm vi phong toả... để đề xuất cụ thể tuyến đường đảm bảo đủ bề rộng mặt đường bố trí làn dành riêng cho các phương tiện ưu tiên.

Xây dựng phương án tổ chức giao thông, phối hợp triển khai các chốt kiểm soát cụ thể đối với các quận huyện, thị xã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Về phương án tổ chức giao thông tại các nút giao thông trên tuyến đường thuộc "Luồng xanh": bố trí lực lượng hướng dẫn giao thông kết hợp hệ thống biển báo, barrie di động để chủ động điều chỉnh cho phù hợp với lưu lượng phương tiện, hạ tầng giao thông đảm bảo không để ùn tắc giao thông tại các nút giao và tuyến đường lân cận.

Trong quá trình triển khai Sở GTVT phối hợp với CATP Hà Nội, chính quyền địa phương và các Sở, ngành có liên quan xây dựng phương án bố trí "Luồng xanh" cho xe chở lương thực, thực phẩm, y tế... đảm bảo hàng hóa được phân phối thông suốt, không ách tắc và thực hiện cập nhật lên phần mềm đăng ký Thẻ nhận diện phương tiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Theo Hoàng Hải (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)