"Chém lợn là lễ hội có truyền thống mấy trăm năm, là đời sống của người dân làng Ném Thượng. Không thể nói bỏ là bỏ ngay được", Phó giám đốc Sở Văn hóa Bắc Ninh nói.
Một "ông ỉn" được rước tới lễ khai đao chém ông Ỉn của người dân Ném Thượng, Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hiếu. |
Ông Ảnh cho rằng trước đây, lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi một làng, mỗi năm một lần, cảnh chém lợn chỉ có người trong cộng đồng lễ hội đấy mới chứng kiến. Ngày nay, do sự phát triển của truyền thông, hình ảnh chém lợn đã lan truyền rộng rãi và nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau. Nhiều người cho rằng đó là tàn bạo cần loại bỏ, cũng có người cho rằng đó là nghi thức truyền thống cần giữ nguyên.
"Dù vậy, không thể dùng văn bản hành chính để cấm lễ hội, nếu lễ hội không vi phạm pháp luật, không đi ngược lại tới ngược lại nhu cầu cũng như tín ngưỡng của người dân làng Ném Thượng", ông Nguyễn Văn Ảnh nói.
Trao đổi về các giải pháp trước mắt, Phó giám đốc Sở văn hóa Bắc Ninh cho rằng cần đảm bảo tốt công tác an ninh, để tránh cảnh chen lấn xô đẩy, hay quệt tiền vào máu... Về lâu dài, cần phải có thời gian tuyên truyền, vận động để các cụ thay đổi nhận thức về nghi lễ chém lợn.
Ngày 27/1, tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) gửi thư ngỏ kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng. Ngày 24/2, sau khi lễ hội diễn ra, ông Nguyễn Đình Lợi, Hội trưởng hội Người cao tuổi làng Ném Thượng khẳng định: "Các cụ nói, lễ hội là việc của làng và nghi thức chém lợn không vi phạm pháp luật nên phải để dân làng tự quyết. Chúng tôi muốn giữ bản sắc của cha ông". Một ngày sau, ông Nguyễn Tam Thanh - Cán bộ phúc lợi động vật - Tổ chức Động vật châu Á (AAF) cho biết: “Chúng tôi rất thất vọng khi Ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) vẫn quyết định tổ chức phần nghi lễ chém lợn". |