Mặt đường rộng 8 m ở Cà Mau bị lún sụp nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Tân. |
"Vụ sạt lở không làm ai thương vong. Chúng tôi đã mở xong đường tạm cho dân đi và báo cho cơ quan chức năng của tỉnh để tìm cách ứng phó", ông Vẹn nói.
Ông Nguyễn Thanh Toàn ở xã Khánh Bình kể, chiều 3 ngày trước, khi ông chạy xe gần nơi bị sụp lở đất thì thấy đám cây phía trước run lên. Ông kịp dừng xe thì mặt đường nứt toác rồi sụt xuống.
Nhiều địa phương ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang đối mặt với tình trạng sụt lở đất trong mùa khô. Ảnh: Nhật Tân. |
Hiện, nắng nóng và xâm nhập mặn đang làm cho người dân miền Tây khốn đốn. Đã có 9 tỉnh ĐBSCL công bố thiên tai là Tiền Giang (ngày 5/2, thiệt hại 1.021 ha), Bến Tre (15/2, 19.000 ha), Kiên Giang (18/2, trên 54.000 ha), Long An (23/2, 8.651 ha), Sóc Trăng (23/2, 9.505 ha), Cà Mau (29/2, 49.343 ha), Vĩnh Long (9/3, 1.274 ha) và Trà Vinh (10/3, 11.014 ha) và Bạc Liêu (31/3, 3.800 ha lúa bị thiệt hại).
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời kỳ mưa chuyển mùa sẽ có vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2016. Sau đó, mùa mưa chính thức bắt đầu ở Nam Bộ với thời gian muộn hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-20 ngày. Như vậy, mùa mưa đến ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực vào nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6/2016.