Hành trình cứu hộ hai phi công máy bay SU 30 mất tích

15/06/2016 08:50:00

Đến sáng 15-6, các lực lượng vẫn đang tích cực tìm kiếm cứu hộ hai phi công và tung tích máy bay tiêm kích SU 30-MK2 bị rơi khi đang bay huấn luyện vào lúc 7g30 ở Nghệ An. 

 

Đến sáng 15-6, các lực lượng vẫn đang tích cực tìm kiếm cứu hộ hai phi công và tung tích máy bay tiêm kích SU 30-MK2 bị rơi khi đang bay huấn luyện vào lúc 7g30 ở Nghệ An. 

Tàu tiếp tế lương thực, thực phẩm và tìm kiếm rời cảng hỗ trợ lực lượng cứu hộ tìm kiếm máy bay rơi - Ảnh: H.Văn

Đây là chiếc máy bay số hiệu 8585 của trung đoàn không quân 923, sư đoàn 371, Quân chủng phòng không - không quân, do thượng tá Trần Quang Khải (phi công cấp 1, tham mưu trưởng trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (phi công cấp 3, phó phi đội trưởng phi đội 1, trung đoàn 923) điều khiển bị mất liên lạc trong khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện tại khu vực đảo Hòn Mắt, cách đông bắc bờ biển Vinh, Nghệ An khoảng 40km.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay sau đó đã có công điện gửi Bộ Quốc phòng và hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn phi công và 
máy bay.

Đến sáng 15-6, một tàu đánh cá của ngư dân Hà Tĩnh phát hiện phi côngNguyễn Hữu Cường - một trong hai phi công trên máy bay tiêm kích Su-30MK2 mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An trên.

Hành trình cứu hộ hai phi công máy bay SU 30 mất tích
Đồ họa máy bay Su-30MK2 mất tích - Thực hiện: TẤN ĐẠT

Trung tá Bùi Đình Hậu, phó trung đoàn trưởng trung đoàn 923, thuộc sư 371 của Quân chủng phòng không không quân, cho biết máy bay bị rơi là SU 30-MK2, xuất phát từ sân bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lúc 6g30 sáng 14-6 để thực hiện bay huấn luyện. 

Trung đoàn 923 đã điều 4 máy bay cứu hộ cùng hàng chục tàu bè tham gia tìm kiếm máy bay mất tích.

Trước đó, ngư dân Lê Văn Cương, trú tại Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, báo tin lúc đang đánh cá trên vùng biển gần đảo Mắt thì phát hiện một máy bay bị rơi, cách đảo Mắt chừng 4-6 hải lý về phía đông bắc.

Sau khi nhận được thông tin, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển thông báo cho chính quyền địa phương, ngư dân hoạt động ở khu vực đảo Hòn Mắt và vùng biển xung quanh tìm kiếm.

Hải đội 2 - Bộ đội biên phòng Nghệ An điều 3 tàu cùng 35 cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm ở khu vực trên.

Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Nghệ An thành lập sở chỉ huy tiền phương đặt ở đảo Mắt để chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, đồng thời một bộ phận khác cũng trực chiến tại thị đội Cửa Lò để ứng cứu.

Ngoài ra, tại nhà nghỉ đoàn điều dưỡng chính sách, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng thành lập trung tâm tìm kiếm, cứu hộ dã chiến liên lạc giữa các lực lượng cứu hộ, cứu nạn giữa biển và trên bờ.
 

Theo Hồ Văn - Doãn Hòa - Quỳnh Trung (Tuổi Trẻ)

Nổi bật