Tuyến xe về Ninh Bình chuyến cuối, giá vé hạ tới mức thấp nhất (từ 70.000 đồng xuống còn 50.000 đồng, nhưng nhét khách chật ních đến không còn một khoảng trống để thở. Xe khách 52 chỗ ngồi phải căng mình gồng gấp đôi số khách. Khách được “nhồi” đầy cả lối đi.
Theo ghi nhận của PV, chiều ngày cuối tuần (6/2), giá vé tại một số bến xe trên địa bàn Hà nội giữ nguyên, thậm chí là phải giảm giá vé. Thế nhưng, điệp khúc vẫn luôn tái diễn là tình trạng nhồi khách, nhét khách vẫn diễn ra đều đặn.
Sinh viên bắt đầu rời Thủ đô Hà Nội về quê ăn tết |
Xe đi Phú Thọ, giá vé vẫn giữ nguyên 60.000 đồng/vé về chuyến cuối. Trên xe lượng khách đã ngồi chật kín ghế. Tài xế và các lơ xe vẫn đang tích cực chờ để lôi kéo thêm khách ngồi ở cả lối đi.
Xe xuất bến Mỹ Đình đi Nghệ An đủ lượng khách ngồi trên xe, nhiều chỗ 2 đến 3 người phải ngồi chung 1 ghế.
Theo chủ xe này tiết lộ thì: "Giá vé bắt đầu tăng, dự kiến hai ngày tới sẽ không đủ chỗ ngồi".
Thời điểm PV ghi nhận được là lúc 4 giờ, dòng người hối hả đổ về bến mỗi lúc một đông. |
|
Cuối tuần lượng khách vào bến đông hơn ngày thường |
|
Bạn Mai Hoa, sinh viên năm 3 trường Đại học Sư phạm Hà Nội hỏi giá nhà xe, vì sợ bị “bắt chẹt” |
|
Xe về Hưng Hóa (Thanh Hóa) đã giữ nguyên giá vé (50.000 đồng/vé). Trên xe lượng người đã chật kín. |
|
Một nhóm phụ xe xúm lại chèo kéo, mè nheo bắt khách khi bắt được một “con mồi” ngon đi qua |
|
Những thùng đồ to và nặng được “gửi nhờ” xe về nhà. Giá của mỗi khuân hàng tương đương với 1/2 vé. |
|
Ám ảnh cảnh bến xe ngày cuối tuần chen chúc, nhiều người vào trong bến với tình trạng khá vội vã |
|
|
Chàng thanh niên này vì sợ ra bến muộn nên mua vội ổ banh mỳ 10.000 đồng trong bến. |
|
Nhiều bạn mang vác cả một tải hành lý |
|
Hai bạn sinh viên này đang hối hả vác hành lý để tìm xe kịp xuất bến |
|
Nhiều bạn sinh viên đã “tải” dần hành lý, đồ đạc về quê trước vì sợ “mấy ngày nữa về đông phải biết” |
|
Tuyến xe về Ninh Bình chuyến cuối, giá vé hạ tới mức thấp nhất (từ 70.000 đồng xuống còn 50.000 đồng, nhưng nhét khách chật ních đến không còn một khoảng trống để thở. Xe khách 52 chỗ ngồi phải căng mình gồng gấp đôi số khách. Khách được “nhồi” đầy cả lối đi. |
|
“Bác tài” hài hước cho biết: “Khách phải đứng như trên xe bus là chuyện bình thường. Ngày cuối tuần mà, chúng tôi tranh thủ kiếm miếng cơm” |