Tuy nhiên, do luật không có quy định cơ quan nào, thời gian nào, cách thức bàn giao số tiền ra sao… vì vậy, công an quận Tân Bình sẽ thành lập một Hội đồng tư vấn để tham vấn, nhằm xử lý các vấn đề nêu trên.
Cơ quan nào có trách nhiệm bàn giao tài sản?
|
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (ngồi giữa) và các đồng nghiệp ở cùng nhà trọ chia sẻ câu chuyện tìm thấy 5 triệu yen trong thùng loa cũ - Ảnh: Thuận Thắng |
Tuy nhiên, theo tinh thần quy định tại khoản 2 các điều 239, 241 BLDS, thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan công an, được xác định chung, là nơi có thẩm quyền tiếp nhận, thông báo và giao trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Vì vậy, những cơ quan này cũng có thẩm quyền bàn giao tài sản cho người đã phát hiện được tài sản để họ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Mặc dù pháp luật không có quy định về vấn đề này, tuy nhiên, đây là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền lợi dân sự, thuộc trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Vì vậy, căn cứ vào khoản 2 điều 239 cũng như các quy định khác của BLDS về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thì quyền sở hữu của chị Hồng đối với số tiền trên đã phát sinh ngay sau ngày đầu tiên kết thúc thời hạn (một năm) theo quy định của pháp luật. Do đó, cơ quan chức năng cần tiến hành việc bàn giao tài sản cho chị Hồng trong thời gian sớm nhất có thể.
Trước hết cần xác định, việc công nhận hay bàn giao tài sản trong trường hợp này, là căn cứ vào các quy định của pháp luật về thời hiệu hưởng quyền dân sự.
Tức là, sự công nhận trên cơ sở một quyền lợi phát sinh theo thời gian và có tính chất đương nhiên, chứ không phải dựa trên kết quả của hoạt động tài phán (có tính phân xử).
Sẽ là điều không hợp lý, nếu cơ quan công an thực hiện việc bàn giao số tiền trên cho người được thụ hưởng bằng một quyết định công nhận quyền sở hữu tài sản.
Trong trường hợp này, để thực hiện việc bàn giao tài sản, có lẽ hình thức văn bản phù hợp nhất là cơ quan công an nên ban hành một quyết định hoặc lập một biên bản mà nội dung không bao hàm sự công nhận quyền sở hữu như trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, mà nó chỉ đơn thuần thể hiện việc bàn giao tài sản giữa cơ quan công an với người đã phát hiện ra tài sản trên cơ sở của các quy định pháp luật về thời hiệu hưởng quyền dân sự theo quy định của BLDS nói chung.
Cách làm này, một mặt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công an với tư cách là nơi tiếp nhận, quản lý và giao trả tài sản theo quy định tại các điều 239, 241 BLDS, mặt khác nó cũng phù hợp với đặc trưng của hình thức xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu - một hình thức sở hữu được xác lập dựa trên yếu tố thời gian và mang tính đương nhiên chứ không phải thông qua một quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.