Gần 20 công an bị thương ở Thái Nguyên: Dân dùng kẻng báo động khi có xe đổ xỉ thải

25/08/2017 16:29:00

Để phản đối hoạt động đổ xỉ thải của doanh nghiệp, người dân xã An Khánh đã cắt cử người ăn ngủ tại chân mỏ, dùng kẻng đánh báo động cho mọi người biết mỗi khi doanh nghiệp đổ thải. Lực lượng chức năng đã phải thu hồi kẻng của người dân.

Để phản đối hoạt động đổ xỉ thải của doanh nghiệp, người dân xã An Khánh đã cắt cử người ăn ngủ tại chân mỏ, dùng kẻng đánh báo động cho mọi người biết mỗi khi doanh nghiệp đổ thải. Lực lượng chức năng đã phải thu hồi kẻng của người dân.

Theo ông Dũng, người dân xã An Khánh dựng lều, sắm kẻng sắt, cắt cử người thường xuyên túc trực tại chân mỏ than. Mỗi khi doanh nghiệp đổ xỉ thải, người trông coi có nhiệm vụ đánh kẻng báo động cho dân làng kéo ra.

Đã nhiều lần người dân phát hiện Công ty Than Khánh Hòa đổ thải và đánh kẻng báo động, hàng trăm người kéo ra phản đối, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ.

 Người dân xã An Khánh phản đối không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải lấp đường đi.

Người dân xã An Khánh phản đối không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải lấp đường đi.

Chính quyền cơ sở đã nhiều lần họp dân, tuyên truyền giải thích, nhưng mọi cố gắng như “đá ném ao bèo”, người dân vẫn không chấp nhận việc đền bù đất.

Theo ông Dũng, việc người dân đánh kẻng báo động gây mất an ninh trật tự, sau khi họp bàn kỹ với các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã tiến hành thu kẻng của người dân.

Các cơ quan chức năng cũng nghiên cứu việc xử phạt người đánh kẻng nhưng không áp dụng được.

Trước đó, năm 2008, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thu hồi hơn 18ha đất nông nghiệp ở xã An Khánh giao cho Công ty Than Khánh Hòa làm bãi đổ xỉ than.

Theo quyết định thu hồi doanh nghiệp phải bồi thường 78.300.000 đồng/1 sào đất ruộng. Người dân An Khánh khi đó đồng tình giao đất cho doanh nghiệp.

Tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thu hồi 29 ha đất nông nghiệp của các hộ dân ở xã An Khánh để giao cho Công ty Than Khánh Hòa làm bãi đổ xỉ thải.

Thời điểm này, giá đất lên, người dân yêu cầu doanh nghiệp muốn lấy đất phải chi trả 104 triệu đồng/1 sào. Sau khi nghiên cứu, UBND tỉnh Thái Nguyên đã nhất trí phê duyệt giá đền bù là 104 triệu đồng/1 sào.

Tuy nhiên, sau khi lấy tiền đền bù 29ha xong, hơn 100 người dân thuộc diện thu hồi 18ha trước đó lại biểu tình, yêu cầu đòi doanh nghiệp phải chi trả là 104 triệu đồng/1 sào thì mới cho đổ xỉ thải.

Để gây sức ép với doanh nghiệp ngày 26/3, hàng trăm người dân đã căng lều bạt, băng rôn khẩu hiệu, đồng thời cắt cử người trông chừng không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải nếu chưa giải quyết xong tiền đền bù cho người dân.

Khi sự việc hòa giải chưa được giải quyết dứt điểm, trước hoạt động đổ xỉ thải của doanh nghiệp, sáng 16/8 hàng trăm người dân đã kéo đến chân mỏ phản đối việc đổ thải của Công ty Than Khánh Hòa.

Nhiều người dân bị kích động, dùng cả gạch đá ném về phía lực lượng chức năng bảo vệ mục tiêu, khiến gần 20 chiến sĩ công an bị thương.

Theo Đỗ Lực (Giadinh.net.vn)

Nổi bật