Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, dọc quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai qua các xã về thị trấn Sa Pa thường xuyên ùn tắc vì nhiều người tranh thủ dừng lại mua đào rừng.
|
Cầu 32 thuộc địa phận xã Sa Pả luôn kín phương tiện xe tải, container, ô tô du lịch lưu thông. Có xe dừng ăn trưa, xe khác lại dừng mua đào dẫn đến tình trạng ùn tắc. |
Nếu người dưới xuôi thấy thích đào mốc vì sự lạ lẫm thì với người H’Mông, loại đào này mang nhiều ý nghĩa. Họ trồng đào trong vườn nhà hoặc trên những cánh đồng đan xen với cây mận. Những gốc đào, gốc mận mốc meo, xám trắng đến các cụ trong bản cũng chẳng biết chúng bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng khi lớn lên nó đã có sẵn trước sân nhà.
Cụ Giàng A, năm nay đã 80 tuổi, cho hay: “Theo phong tục của người H’Mông ở đây, khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ cháu sẽ trồng một cây đào trước sân hoặc trong vườn để báo với tổ tiên là nhà có một sinh linh mới chào đời”.
Năm nay, dù nhuận hai tháng 9 âm lịch nhưng do có nhiều đợt rét đậm nên đào Sa Pa chưa bung hết nụ. Theo tính toán của người bán đào ở đây, những cành đào này sẽ nở đẹp đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Một cành đào mốc ước chừng khoảng hơn 10 năm tuổi đang được rao bán với giá 8 triệu đồng trong vườn nhà anh Nguyễn Văn Hùng. |
|
Người chơi đào mốc không chú ý quá nhiều vào nụ, hoa trên cành đào mà chú ý hơn đến phần thân. |
|
Theo anh Hùng, những thân cây mọc rêu mốc như thế này là giá trị nhất của đào mốc. |
|
Bình thường cành đào này trông giống như cành cây khô nhưng khi nó điểm một vài bông hoa nở thì sẽ đẹp hơn rất nhiều. |
|
Rêu mọc như những bông hoa nở trên thân đào mốc. |
|
Những cây tầm gửi mọc liền trên thân đào mốc. |
Theo anh Hùng, thị trường đào rừng cũng không có nhiều biến động khác với năm ngoái. Một cành đào cỡ trung bình có giá đến 700 nghìn đồng, loại to hơn giá cả chục triệu. Đặc biệt với những cành đào mốc, giá trị của nó không thể ước lượng được. “Từ năm 2005, nhu cầu tiêu thụ đào mốc ngày càng tăng. Cây đào có thân càng đẹp, càng mốc được thương lái "săn đón" về xuôi” – anh Hùng nói.
Người mua đào rừng Sa Pa trong đợt này chủ yếu là thương buôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người là khách du lịch mua đào rừng về chơi Tết vì thích thú và thấy lạ.