Hiện trường đoạn đường bị sụt lún. Ảnh: D.H |
Sau khi phát hiện, chủ đầu tư đã yêu cầu các đơn vị thi công dùng rọ đá để gia cường nền đường, đồng thời gia cố mặt đường bằng 2 lớp bê tông cốt thép. Tuy nhiên, sau một thời gian, tình trạng sụt lún tại điểm đường trên xuất hiện trở lại và diễn biến nhanh hơn.
Cũng theo ông Nhàn, đánh giá từ các đơn vị chuyên môn, nguyên nhân khiến đường sụt lún là do đặc điểm của đoạn đường này có địa chất phức tạp, lớp đất yếu (đất lẫn sỏi, sạn) có chiều sâu lớn và thay đổi cấu tạo liên tục. Sau nhiều đợt mưa kéo dài, đất đắp và đất dưới chân rọ đá bị ngấm nước rồi sụt xuống làm cho các khối rọ đá và phần lề đường cũng bị lún theo.
Ghi nhận của chúng tôi, đến sáng 20.10, tại điểm đường trên đã có khoảng 15m taluy bị sụt, trượt. Tuy phía trên, phần mặt đường bê tông (rộng khoảng 1m) vẫn giữ nguyên nhưng bên dưới lớp nhựa gia công cốt thép bị sụt lún sâu, xuất hiện hàm ếch với vết hở tại một số vị trí rộng khoảng 0,5m.
Một số vết hở hàm ếch rộng đến khoảng 0,5m. Ảnh: D.H |
Ông Nhàn cho biết, hiện chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế (Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2) kiểm tra hiện trường, đánh giá thực tế và đưa ra biện pháp khắc phục. Dự kiến, việc khắc phục sự cố này sẽ được thực hiện trong tuần tới.
Đoạn đường do Công ty Toàn Mỹ 14 - Băng Dương đầu tư xây dựng nói trên nằm trong dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và Bình Phước. Toàn dự án này có tổng kinh phí gần 13.000 tỷ đồng, được đầu tư thành 2 giai đoạn với 6 dự án trái phiếu chính phủ và 5 dự án BOT. Tháng 7.2015, dự án đã chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng. |
Theo Duy Hậu (Dân Việt)