Một phần máy bay được tìm thấy. |
Thân nhân 3 phi công óc khóc nức nở khi chứng kiến thi thể các anh. |
Thi thể các phi công được lực lượng cứu hộ đưa xuống chân núi Dinh lên xe cấp cứu. Ảnh: Trương Khởi. |
15h30: Anh Vũ Hào Quang (xã Hắc Dịch, Tân Thành) là người đầu tiên phát hiện xác máy bay. Anh Quang cho biết vị trí xác máy bay chỉ cách lều chỉ huy tầm 40 m, do có tổ ong nên sáng sớm đoàn tìm kiếm không tiếp cận gần. Đến trưa quay lại thì phát hiện, đúng địa điểm trực thăng tìm kiếm bắn pháo sáng.
Anh Quang kể thêm, lúc nghỉ trưa ở lều chỉ huy, ông Trần Văn Cư phân một nhóm bạn trẻ đi tìm xung quanh thì phát hiện ra.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể phi công xuống núi. Ảnh: Trương Khởi. |
15h15. Thi thể ba phi công được lực lượng cứu hộ đưa ra xe cứu thương tại khu vực phía sau chùa Kim Liên, huyện Tân Thành. Thân nhân 3 phi công không ai cầm được nước mắt.
Ảnh VietNamNet Ảnh VietNamNet |
Ảnh VietNamNet Ảnh VietNamNet Ảnh VietNamNet |
14h50: Ông Dũng là người nhà đại úy Dương Lê Minh (giáo viên bay) đang có mặt tại chùa Kim Liên chờ thông tin. Ông cho biết cha của anh Minh là phi công nhưng đã hy sinh 10 năm trước. Hiện ông chưa báo sự việc đến vợ của anh Minh vì sợ chị bị sốc. "Tôi và mẹ Minh biết thông tin từ sáng 18/10 và mua vé máy bay vào Vũng Tàu. Bây giờ sự sống của người thân mong manh nhưng vẫn cầu mong điều thần kỳ”. ông Dũng nói.
Cũng theo người này, ông từng theo đoàn cứu hộ leo núi nhưng không thể đến được vị trí máy bay rơi do sức khỏe kém. Ông Dũng buồn bã: "Nóng ruột nhưng biết làm sao được. Giờ cũng không biết lực lượng cứu hộ đưa cháu tôi xuống bằng đường nào”.
14h20. Đường dẫn vào chùa Viên Không đã bị phong tỏa, không cho bất cứ người dân nào vào. 3 xe cứu thương đang đợi trước cổng chùa này.
13h20. 30 chiến sĩ cơ động mặc áo mưa hành quân đến địa điểm máy bay gặp nạn để hỗ trợ công tác cứu hộ, đưa thi thể ba phi công tử nạn xuống núi. Người nhà nạn nhân cũng được đi cùng. Khu vực núi Dinh hiện tiếp tục có mưa lớn.
Theo ông Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành, tại hiện trường mưa khá lớn, công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn.
12h50, khu vưc chùa Kim Liên bắt đầu đổ mưa lớn kèm gió. 30 Cảnh sát Cơ động của Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được điều đến chùa Kim Liên. Trờ mưa to nên lực lượng cảnh sát cơ động chưa thể triển khai nhiệm vụ.
Chiến sĩ cảnh sát cơ động sử dụng túi nylon bọc quân tư trang tránh mưa. |
11h40, thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ duy Quân sự huyện Tân Thành, cho biết nhóm tìm kiếm đi từ chùa Kim Liên đã phát hiện xác máy bay nằm trên khu vực núi Ba Quan thuộc địa phận xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành. Thi thể của 3 phi công cũng được phát hiện tại đây.
Xe cứu thương của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã di chuyển đến sân chùa Kim Liên.
Ba phi công trên chiếc máy bay quân sự rơi tại Vũng Tàu . Từ trái sang: Đại úy Dương Lê Minh, Trung úy Nguyễn Văn Tùng và Trung úy phi công Đặng Đình Duy. Nguồn ảnh VietNamNet |
11h 37 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tiến hành cuộc họp tại UBND xã Châu Pha (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để tìm phương án tiếp cận hiện trường máy bay rơi. Sau đó ban chỉ đạo quyết định lập trạm chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn trực thăng rơi đặt tại sân vận động xã Châu Pha.
Tại đây các chiến sĩ đã chuẩn bị gần xong dụng cụ, phương tiện và dựng lều để triển khai sử dụng máy bay không người lái tiếp cận hiện trường. Hàng chục chiến sĩ đã nhanh chóng kiểm tra các thiết bị kết nối để vận hành máy bay không người lái.
Tại núi Dinh trời đang chuyển mưa, thời tiết sương mù rất khó khăn trong việc tìm kiếm. Đây được đánh giá là địa bàn đồi núi phức tạp, cây cối um tùm nên ngay từ sáng sớm hàng trăm chiến sĩ bộ đội cùng dân quân chia thành nhiều hướng tìm kiếm.
11h30 Đại diện Công ty Quản lý bay miền Nam cho biết sau hai vòng quần thảo quanh núi Dinh, trực thăng cứu hộ buộc phải về lại sân bay ở Vũng Tàu do mây đen kéo đến khá dày. Theo xác nhận từ tổ bay đã phát hiện dấu vết nghi ngờ vị trí máy bay rơi từ trên cao, tuy nhiên liên hệ bằng bộ đàm hai nhóm tìm kiếm vẫn chưa phát hiện ra.
Tại sân chùa Kim Liên, người nhà học viên Duy vẫn đang ngóng tin. Lực lượng hậu cần của Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang tiếp ứng cơm trưa, nước uống cho lực lượng tìm kiếm.
10h10 phút, trao đổi với chúng tôi đại diện công ty Quản lý bay miền Nam vừa đi từ trên núi xuống cho biết do sương mù dày đặc nên vẫn chưa tìm được vị trí máy bay rơi. Công ty sẽ tiếp tục điều trực thăng để tìm kiếm vị trí từ trên cao. Mọi công tác tìm kiếm vẫn đang gặp khó khăn.
9h40 phút ngày 19/10, người nhà của học viên Đặng Đình Duy từ Hà Nam đã đến chùa Kim Liên dưới chân núi Dinh ngóng tin.
Vẻ mặt buồn bã, mệt mõi lộ rõ trên nét mặt của thân nhân học viên Duy. Theo như người nhà, trưa hôm qua gia đình nhận được thông tin từ đơn vị về tai nạn trực thăng mất tích.
Chiều hôm qua gia đình lên sân bay Nội Bài bay vào TP.HCM khi tối. Sáng nay gia đình thuê xe 7 chỗ về Bà Rịa Vũng Tàu. Tại sân chùa Kim Liên, người nhà gia đình học viên Đặng Đình Duy ít trò chuyện với mọi người, mắt luôn hướng về phía sau chùa Kim Liên, nơi nghi ngờ vị trí máy bay rơi.
9h15, ông Trần Văn Cư, Trưởng ban chỉ huy quân sự huyện Tân Thành cho biết lực lượng tìm kiếm đã lên đến vị trí cao nhất, cách mặt nước biển khoảng 500 m.
Đến thời điểm này, khu vực núi Dinh vẫn tiếp tục có sương mù, địa hình hiểm khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Lực lượng vạch ra 5 hướng tìm kiếm trực thăng với quyết tâm tìm được trực thăng trong hôm nay.
8h10:
7h30, thời tiết tương đối tốt, các lực lượng mang theo máy móc, thiết bị hành quân khá nhanh trong đầu giờ sáng.
Bản tin của Truyền hình Quốc phòng Việt Nam phát lúc 18h tối 18/10 cho biết: "lực lượng tìm kiếm đã phát hiện đuôi máy bay trực thăng bị nạn và khoanh vùng được địa điểm máy bay rơi. Nhưng do trời đang mưa to, đường núi trơn trượt nên dù đã khoanh vùng được tọa độ, đã triển khai được lực lượng tìm kiếm trong khu vực xác định, nhưng hiện vẫn chưa thể tiếp cận được máy bay gặp nạn".
Ngọn núi sau lưng chùa Viên Không nghi là nơi vị trí trực thăng EC-130 rơi vào sáng 18/10. Ảnh: Hải An. |
Chị Nguyễn Thị Thu, dân phòng ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, cho biết khu rừng ở khu vực núi Dinh rất hiểm trở và khó đi lại, đặc biệt là trời mưa. Lần này anh em dân quân địa phương gần 20 người sẽ cố gắng hỗ trợ các lực lượng khác tìm kiếm trực thăng.
Chị Thu và dân quân xã Tóc Tiên đều là những người địa phương có kinh nghiệm đi rừng, am hiểu vị trí của khu vực núi dinh.
6h10, thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành, cho biết lực lượng sẽ cố gắng tìm kiếm bằng được máy bay. Đến thời điểm này, cán bộ, chiến sĩ chia thành 4 mũi tiếp cận hiện trường. Trong đó bao gồm hướng từ chùa Kim Liên, Núi Trọc, Cầu Sập.
Ông Cư cho biết thời tiết sáng nay tạm ổn, thuận lợi việc tìm kiếm. Trong ngày, có trên 200 cán bộ, chiến sĩ của lực lượng tìm kiếm, cứu nạn thực hiện nhiệm vụ