Khu vực ăn uống được BTC quy hoạch sang dẻo quanh hồ. Khách ngồi ăn bên bàn ghế sát ven hồ nên không gian khá thoáng đãng.
Khu vực bán đồ ăn gần hồ trong công viên Thống Nhất hầu như không còn ghế trống. |
Buổi trưa, thay vì chụp ảnh check-in, rất nhiều người đổ dồn về khu vực ăn uống. Tuy nhiên, giá đồ ăn ở đây đắt gấp đôi, thậm chí một số món còn gấp 3 lần bình thường nhưng người dân vẫn chen chúc, chờ đợi để mua.
Chẳng hạn một chai nước suối nhỏ loại 350ml giá bình thuờng chỉ khoảng 3.500 đồng - 5.000 đồng tuy nhiên tại đây lại có giá 15.000 đồng/chai. Bịch bánh tráng trộn bị "đội" giá lên đến 40.000 đồng/ bịch.
Mọi người đều tìm cho mình một chỗ nghỉ chân ăn trưa sau một buổi sáng tham quan chụp ảnh. |
Các hàng quán được dựng tạm để bán đồ ăn phục du khách tham quan trong những ngày diễn ra lễ hội hoa Bulgaria |
Mặc dù gia cả đắt đỏ, tuy nhiên số lượng người dân xếp hàng mua khá đông |
Bà Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, bà mua một ít bánh cuốn với 1 cây xúc xích, ít thịt băm mà hết hơn 100.000 đồng. |
"Món thịt băm được người bán hàng quảng cáo là món ăn của Bulgaria nhưng ăn rất chán. Hơn nữa thịt băm vụn mà chủ ki ốt lại đưa cho tôi một chiếc tăm xiên, thực sự tôi không biết phải ăn thế nào. Giá đồ ăn đắt mà chất lượng phục vụ lại rất kém", bà Hạnh cho hay.
Gía một số món đồ ăn nhanh như nem chua, xúc xích, bánh tráng đắt gấp đôi, gấp ba ngày thường |
Một số người tranh thủ nghỉ chân, chấp nhận trả giá cao hơn để có bữa ăn lót dạ. |
Tương tự, chị Thoa (một khách dự lễ hội) tâm sự: "Mình mua một chiếc bánh giò mà 30.000 đồng, ăn rất chán vì nguội ngắt".
Khách hàng cho biết, sở dĩ họ phải chấp nhận ăn trưa ở những ki-ốt này vì không muốn mất công ra ngoài. "Nếu ra ngoài ăn trưa thì khi quay lại phải mất thêm tiền mua vé cũng quá tội".
Trong khi đó, nhiều người khác lại lý giải họ "quay cuồng" với việc chụp ảnh cả buổi sáng nên chỉ muốn tìm chỗ nào đó nghỉ chân.
Những kiot ở đây lượng khách ra vào vẫn lườm lượp, bán hàng không kịp vào giờ nghỉ trưa. |
Khi được hỏi vì sao lại "đẩy" giá đồ ăn lên cao vậy, nhiều chủ ki-ốt cho biết, lý do là họ phải chi khá nhiều tiền cho việc thuê mặt bằng để buôn bán trong khuôn viên lễ hội. "Có phải được ngồi không mà bán hàng đâu, đắt là dễ hiểu thôi", chủ một ki-ốt bán đồ ăn lên tiếng.
Những suất bánh tôm hay 1 suất bánh bột lọc lèo tèo vài chiếc giá 40.000 đồng/suất. |
Dù vậy, hầu hết khách tham quan đều chấp nhận mức giá với suy nghĩ: "Lễ hội nào chẳng như vậy", hoặc "Đã đi chơi là phải chấp nhận tốn kém".
Theo Thu Hường (Trí Thức Trẻ)