Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng cụ thể hóa những nội dung quy định trong Hiến pháp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình |
Đồng thời, trên thực tế từ trước đến nay, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khuyết Chủ tịch UBND (vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, điều đồng công tác) mà HĐND chưa kịp bổ sung Chủ tịch UBND, Thủ tướng Chính phủ đã có quyêt định chỉ định quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khi chức danh này bị khuyết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nên ủng hộ bổ sung quy định này.
Về thẩm quyền quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng để thực hiện nhiệm vụ đã được thể hiện trong Hiến pháp và trong dự thảo luật, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có thẩm quyền “quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết và kịp thời” để bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
“Việc bổ sung quy định nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cần giải quyết kịp thời, nhanh nhạy các tình huống bất thường thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ trong hoạt động quản lý điều hành”, Bộ trưởng cho biết.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần cân nhắc về quy định này và nếu bổ sung thì phải quy định cụ thể ngay trong luật: “Khi thi hành tổng động viên, trong trường hợp đó Thủ tướng được quyền gì, biện pháp nào, không thể nói chung chung”.
Còn về đề xuất giao Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu Phó Chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ý kiến cho rằng không cần thiết.