Các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đang xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của bà Thanh và sẽ báo cáo Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội cho biết.
|
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chiều nay 20-10 vừa chủ trì họp báo quốc tế về chương trình kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13. Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 23-10 và dự kiến bế mạc ngày 25-11.
* Tuổi Trẻ: Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai, với hình thức cảnh cáo vì vi phạm nghiêm trọng Luật phòng chống tham nhũng và những điều đảng viên không được làm.
Vừa qua, một số cử tri tỉnh Đồng Nai đặt vấn đề bà Phan Thị Mỹ Thanh không còn đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội. Xin tổng thư ký cho biết quan điểm về việc này?
- Đúng là bà Thanh đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo, và bà Thanh đang là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Về tư cách đại biểu Quốc hội của bà Thanh, các cơ quan chức năng đang xem xét những vấn đề cụ thể và sẽ báo cáo ra Quốc hội sau.
* Thanh Niên: Xin hỏi rõ là các cơ quan của Quốc hội có đang trong quá trình xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh hay không ?
- Tôi đã nói rõ là các cơ quan có liên quan đang xem xét việc này, đó là các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở là rất quan trọng, cử tri cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, việc này cũng có quy trình của nó chứ không phải tự nhiên bãi nhiệm được.
TTO - Cử tri Đồng Nai lên tiếng đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội - vì bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của dân.
* Tuổi Trẻ: Các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội gần đây có nhiều nội dung hạn chế báo chí, ví dụ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2017, vốn là nội dung theo luật quy định là phải công khai. Đề nghị tổng thư ký đánh giá hiệu quả của việc hạn chế báo chí này?
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, chuẩn bị các nội dung trình ra Quốc hội. Các nội dung này cần được bàn sâu, bàn kỹ, nâng lên đặt xuống trước khi trình ra Quốc hội.
Chính vì vậy, chúng tôi thận trọng trong việc thông tin những vấn đề đang trong quá trình xem xét, thảo luận bước đầu.
Điều 2 của Quy chế quy định báo chí có quyền được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng quyền đó là khi được mời. Luật báo chí cũng quy định với những văn bản trình lần đầu thì cơ quan trình, xem xét có thể không mời báo chí. Do đó, chúng tôi có thể chỉ lựa chọn một số cơ quan báo chí phù hợp.
Còn khi các dự án đó ra Quốc hội thì công khai. Vừa qua có một số nhầm lẫn về quy định công khai trong hoạt động của Quốc hội với hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quyết định nhân sự Theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội dự kiến xem xét, quyết định về nhân sự lãnh đạo cấp cao đối với các chức danh bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổng thanh tra Chính phủ. Quốc hội cũng sẽ thảo luận báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Kỳ họp này cũng sẽ có 3 ngày chất vấn và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời chất vấn trực tiếp. Nội dung giám sát tối cao của kỳ họp này là về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Kỳ họp sẽ có 11/26 ngày làm việc chính thức được truyền hình trực tiếp. |
Theo Lê Kiên (Tuổi Trẻ)