Theo đó, vào khoảng 13h ngày 17/5, một số người dân đang ngồi uống cà phê trong quán nước dưới tầng trệt ở lô A, chung cư Bàu Cát bỗng giật mình nghe một tiếng động mạnh phát ra ở ngoài đường.
Khi mọi người chạy ra đến nơi thì tá hỏa thấy một nam thanh niên rơi trên cao xuống đè bẹp chiếc xe hơi đang đậu ven đường tử vong tại chỗ.
Ngay sau đó, vụ việc được báo cho cơ quan công an. Nhận tin báo, công an Q. Tân Bình cùng các đội nghiệp vụ đến khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng để điều tra vụ án mạng.
Hiện trường vụ nhảy lầu tự vẫn - Ảnh: Báo Công an TP.HCM |
Theo những người hàng xóm của nạn nhân cho biết Tú từng tốt nghiệp một trường đại học có tiếng ở TP.HCM.
Tuy nhiên, dù ra trường đã gần một năm nhưng nam thanh niên này vẫn chưa xin được việc làm. Theo nhiều người, có thể do không xin được việc làm nên nam thanh niên đã nghĩ quẩn làm điều dại dột.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Trường hơp sinh viên tự tử vì ra trường không xin được việc cách đây không lâu cũng xảy ra ở Bắc Ninh. Vào chiều ngày 15/3, Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục Thể thao (TDTT) Bắc Ninh Nguyễn Đại Dương xác nhận, cựu sinh viên của trường đang trong cơn nguy kịch vì đã có hành động cắn lưỡi tự tử.
Theo thầy Dương, cựu sinh viên này có tên là P.T.T H. Em và gia đình sống trong tập thể gần trường (phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Gia đình H. rất khó khăn. H.có em trai cũng không bình thường về tâm lý.
Bản thân H. là sinh viên K44 khoa Giáo dục thể chất (Trường ĐH TDTT Bắc Ninh) đã ra trường được khoảng 4 năm.
Thầy Dương cho biết, khi xảy ra sự việc nhà trường nhận thông tin từ thầy Đặng Hoài An, trưởng bộ môn điền kinh cử tạ của trường. Thầy An cùng sống trong tập thể nơi gia đình H. sống. Sau khi tìm hiểu thông tin từ các thầy cô bộ môn thì được biết H. là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Ra trường không xin được việc cộng với hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nghĩ quẩn.
Hiện tại H. vẫn nằm một chỗ bất tỉnh, người thỉnh thoảng co giật.
Gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động mới nhất vào tháng 1/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp, trong đó nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, trình độ cao đẳng nghề thất nghiệp tăng gần 8%; trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp tăng trên 7,9%; trình độ đại học trở lên thất nghiệp tăng gần 4,9%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm không có bằng cấp chỉ khoảng 2%. Cùng với đó là gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ các ngành như: Quản trị kinh doanh, marketing, tin học, chứng khoán, ngân hàng, điện lực… đã dành 4 năm để học đại học, 2 năm để học lên cao học, tốt nghiệp với vô số bằng cấp khá, giỏi, nhưng hầu hết đều đang thất nghiệp. |
Theo Thùy Dung (Đất Việt)