Sáng ngày 2/1, UBND huyện Nông Cống đã có thông báo sơ bộ bước đầu về vụ tai nạn ngạt khí lò vôi xảy ra tại xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống. Đồng thời có những bước đầu kết quả điều tra, làm việc về vấn đề hỗ trợ gia đình các nạn nhân xấu số.
Khoảng 14h30 cùng ngày, khi đã xếp được 2/3 nguyên liệu (đá và than) vào lò thì ông Thong đốt lửa ở dưới lò, ông Tuyên tiếp tục xếp nguyên liệu ở trên lò cho đầy (đây là quy trình sản xuất vôi được nhân dân áp dụng nhiều năm nay).
|
Cận cảnh lò vôi nơi xảy ra sự việc |
Tại buổi họp báo, ông Lê Thanh Hải - Bí thư huyện Ủy Nông Cống, cho biết: “Đây là vụ tai nạn lao động hết sức nghiệm trọng. Huyện đã chỉ đạo tập trung, kịp thời, huy động các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, cùng với Công an huyện, Công an tỉnh khám nghiệm hiện trường, xác định nguyên nhân.
Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã lấy các mẫu phẩm gửi đi giám định để tìm hiểu nguyên nhân. Trước mắt, huyện tập trung chỉ đạo chính quyền của hai xã Hoàng Giang và Hoàng Sơn lo cho công tác tang lễ của các nạn nhân, đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho những người bị nạn.
Đến thời điểm này, chính quyền địa phương cũng như các ngành chức năng đã hỗ trợ 10 triệu cho các nạn nhân tử vong, 7 triệu cho người bị thương.
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra. |
Ông Lê Xuân Hùng - Phó chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: “Trước đây trên địa bàn huyện Nông Cống có trên 100 lò vôi thủ công hoạt động trong các khu dân cư.
Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, chúng tôi đã thực hiện vận động xóa bỏ các lò vôi trong thôn xóm, hoặc di chuyển ra vị trí khác để đảm bảo vệ sinh môi trường. Sau thời gian vận động, đến nay trên địa bàn còn lại 7 lò vôi chủ yếu là của các hộ gia đình làm lâu đời”.
Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ xóa bỏ toàn bộ lò vôi và lò gạch thủ công. Huyện đang từng bước chỉ đạo chính quyền địa phương xóa bỏ lò vôi thủ công. Bên cạnh đó, tập trung tìm công ăn việc làm, đưa nghề thủ công mây tre đan vào để chuyển đổi nghề.
Toàn cảnh buổi họp báo chính thức về vụ ngạt khí lò vôi tại Thanh Hóa. |
“Đối với công tác kiểm tra an toàn lao đông, hàng năm huyện vẫn tổ chức kiểm tra đối với các doanh nghiệp, công ty và các hộ kinh doanh. Sau kiểm tra, các ngành chức năng có nhắc nhở, chỉ đạo các hộ đảm bảo an toàn sản xuất. Tuy nhiên, đây là do chủ quan của các hộ. Tới đây nếu hộ nào không đảm bảo an toàn sẽ xóa bỏ, chuyển đổi mô hình sản xuất”, ông Hùng thông tin thêm.
Theo kết quả ban đầu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa trong khu vực lò vôi nơi xảy ra tai nạn, nồng độ khí thải vượt gấp 8 lần quy định cho phép. Hiện khu vực này vẫn đang được nghiêm cấm không cho những người không phận sự ra vào để đảm bảo an toàn.