"Chuyện vợ chồng" nói chẳng ai tin của cặp đôi "dị nhân trần truồng" ở bãi giữa sông Hồng

25/06/2016 07:50:00

Gia đình "dị nhân" Nguyễn Tuấn Nghĩa (42 tuổi) sống trần như nhộng ở bãi giữa sông Hồng khiến nhiều người ngạc nhiên. Bản thân họ thì thấy cực kì hạnh phúc. Chuyện vợ chồng của cặp đôi "điên khùng" này cũng rất lạ và khiến người ta tò mò...

 
Gia đình "dị nhân" Nguyễn Tuấn Nghĩa (42 tuổi) sống trần như nhộng ở bãi giữa sông Hồng khiến nhiều người ngạc nhiên. Bản thân họ thì thấy cực kì hạnh phúc. Chuyện vợ chồng của cặp đôi "điên khùng" này cũng rất lạ và khiến người ta tò mò...
 
 
Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa (1974) và Lê Thị Mùi (1964) từng được rất nhiều người biết đến qua những bức ảnh trần truồng về cuộc sống, sinh hoạt ngay bãi giữa sông Hồng. Cuộc sống không giống ai của gia đình “dị nhân”  cùng con gái là Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi), biệt lập với thế giới xô bồ và bụi bặm bên ngoài, không giấy khai sinh, hộ khẩu, không quần, không áo và cuộc sống với họ phơi phới, tự do như chim giữ rừng khiến nhiều người không giấu nổi ngạc nhiên.
 
Nếu ai từng gặp và trò chuyện với gia đình “dị nhân” này thì có thể thấy được cái khùng, cái điên, cái khác người của họ - nhưng theo một nghĩa nào đó, họ cũng rất hạnh phúc với lựa chọn của mình. Với cặp vợ chồng này thì cuộc sống tự do tự tại như thế mới là "thực tại, trần trụi và theo bản ngã của loài người."
 
gia đình dị nhân
Con gái Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) có nước da đen nhẻm vì quanh năm không mặc áo như cha mẹ.
 
Chị Lê Thị Mùi được biết đến với bộ ảnh của một nhiếp ảnh gia nước ngoài có tên “Mùi & Phả” ghi lại cuộc sống của hai mẹ con trần truồng ở bãi giữa sông Hồng năm 2007. Chị là gái phố cổ giữa Thủ đô thế nhưng cuộc sống không như mơ ước, người chồng chị nghiện ma túy rồi tử vong, để lại cho căn bệnh thế kỷ HIV cũng như bệnh ho hen và đứa con tên Phả. Từ khi chồng mất, cuộc sống của 2 mẹ con dường như rẽ sang hướng khác, chị trở nên điên dại, bất cần đời và mặc kệ những thứ xô bồ trong cuộc sống để làm những gì mình thích. Hai mẹ con sống trần truồng trên bãi giữa sông Hồng, chị ngày ngày nhặt rác, xin ăn nuôi con.
 
Anh Nghĩa cũng là trai phố với thân hình vạm vỡ, trắng trẻo, điển trai nhưng trí nhớ không bình thường. Anh không ngần ngại kể lại: “Năm 10 tuổi trong một lần đu tàu điện đã bị ngã và ảnh hưởng đến trí não. Từ đó nhiều người nói tôi hâm hấp, khùng điên và tâm tính thay đổi, thế nhưng bản thân tôi thấy mình là người minh mẫn, hiểu biết và am hiểu về đạo Phật”.
 
“Dị nhân” Trần Tuấn Nghĩa trước khi đến với chị Mùi đã trải qua 4 đời vợ và từng có nhà ở tử tế, thế nhưng tất cả những người vợ trước kia đều đã bỏ anh ra đi, để rồi đến năm 2006 anh gặp chị Mùi. Nói về vợ mình hiện tại, “dị nhân” cho biết: “Vợ tôi cũng là kẻ khùng điên, kẻ ăn mày, nhặt rác, tôi thấy thương nên rủ về sống chung. Mà lạ, rủ về phát là tôi đòi ngủ chung ấy thế mà đồng ý luôn, tôi cũng là con người mà vợ cũng là con người nên khi bén duyên cái là ngủ với nhau, đến với nhau cứ như ăn phải bùa mê thuốc lú”.
 
Thế rồi từ đêm “nhặt vợ” về ngủ chung ấy, chị Mùi bén hơi anh Nghĩa và 2 người chung sống với nhau. Nói thêm về cái khùng điên của mình, “dị nhân” tuyên bố: “Từ khi gặp Mùi thấy như dính với nhau và không thiết tha gì phía ngoài kia (tức cuộc sống – PV) nữa”. 
 
gia đình dị nhân
Chị Mùi dạo này sức khỏe yếu do bệnh hen nên không hay đi nhặt rác.

 
gia đình dị nhân
"Dị nhân" Nghĩa không ngần ngại "khoe" đã giúp chuyện chăn gối cho 30 người đàn bà.
 
Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, chị Mùi dù rất mệt do bệnh hen hành hạ nhưng vẫn nở nụ cười tươi rói khi nghe chồng bô bô khoe về tình yêu, chuyện "vợ nhặt" thời hiện đại và cả... chiến tích gối chăn. Họ tỏ vẻ tự hào vì đang được sống cùng nhau, làm chủ "đại bản doanh" gồm 4 túp lều 4 bề là chuối, có lối đi "độc đạo" ở bãi giữa sông Hồng, sống vui vầy cùng thiên nhiên, cây cỏ. 
 
Trong nhà gia đình “dị nhân” nuôi đến 13 con mèo, anh hồn nhiên kể: “Cách đây gần 1 năm tôi có nhặt được 1 con mèo cái về nuôi nấng, khi nó trưởng thành thế là tự đi tìm mèo đực rồi đẻ đến lứa thứ 2 và có được 12 con”.
 
Phả, đứa con riêng của chị Mùi hiện tại đã về ở với ông bà, riêng đứa con chung của chị và anh Nghĩa là Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) đang sống cùng 2 vợ chồng trong túp lều ở sông Hồng. Em không đi học, cũng ở trần như cha mẹ, đầu trọc và da đen nhẻm vì cháy nắng, hồn nhiên vui chơi với đám bạn ở quanh sông Hồng và khi rảnh rỗi thì chơi với mèo hoặc chơi "đồ hàng" là những món quà được các tình nguyện viên mang tặng trong những đợt ghé thăm.
 
"Tôi thấy các bạn khổ quá vì phải sống "cuộc sống lồng chim"
 
Trước kia anh Nghĩa, chị Mùi sống tại một căn chung cư tại Văn Quán (Hà Đông), hàng ngày cả gia đình đạp xe ra bãi giữa sông Hồng để tắm. Thế nhưng được một thời gian thì thấy đường sá xa xôi, lại ngán cảnh phải sống gò bó, ép buộc chốn thị thành đông đúc, bon chen, nên họ đã bỏ hẳn căn chung cư ấy để dựng túp lều rách tại bãi giữa sông Hồng và sống với thiên nhiên, cây cỏ.
 
Theo “dị nhân” Nghĩa thì từ khi chuyển về bãi giữa sông Hồng bên túp lều rách nát ở vườn chuối thì bản thân như được sống lại với thiên nhiên, với cuộc sống thực tại và đó cũng là cuộc sống lý tưởng đối với cả gia đình.
 
Và, khi chuyển về đây chẳng ai trong gia đình mặc quần áo, họ cứ trần truồng, hồn nhiên và tự nhiên như con chim trong rừng mà chẳng cần phải che đậy hay ngại ngùng, xấu hổ.
 
gia đình dị nhân
Quanh vườn chuối có đến 4 túp lều như thế này và cũng là "đại bản doanh" của gia đình "dị nhân".
 
“Quần áo với chúng tôi là phù du bởi xét cho cùng quần áo cũng chỉ mặc vào để che đậy đi cái dục tính của con người, trong khi đó bất cứ ai cũng có nhu cầu, thậm chí nhiều người nhu cầu cao. Bản thân tôi thấy mình cứ như thế này là sướng nhất, khoái nhất”, “dị nhân” Nghĩa cười sảng khoái.
 
Chỉ vào bộ quần áo PV đang mặc trên người, “dị nhân” cười khẩy cho rằng: “Bản thân mình thấy các bạn khổ - quá khổ bởi mặc quần áo bức bí, nóng nực rồi phải lựa quần này, áo kia trong khi mình chả cần cái gì có phải sướng không”? Khi chúng tôi thắc mắc là sao anh chị không cho cháu mặc quần áo cho con thì “dị nhân” gạt phắt tay: “Ấy con chim sinh nở ra chúng được tự do bay nhảy, được húy sáo, được chuyền cành… chả sướng gấp vạn lần là nuôi nhốt chúng ở trong lồng đó hay sao. Con gái tôi nó quen với lối sống thế này rồi nên cứ để nó tự do chứ cứ ép buộc nó theo phép tắc do con người đưa ra là sai hoàn toàn”
 
Và cũng với quan điểm "tự do", "thoát xác", “dị nhân” cho rằng con cái lớn lên chẳng cần giấy khai sinh cho cháu hay hộ khẩu gì cả mà chỉ cần tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ. “Có học nhiều cũng thế, con người chúng ta sống rồi cũng chết đi, học nhiều cũng chỉ làm nô lệ cho cuộc sống công nghiệp, cuộc sống lồng chim. Thế nên cứ sống như thế này mới thích, mới đúng với bản chất”, "dị nhân" vẫn trung thành với quan điểm của mình.
 
gia đình dị nhân
Cổng vào "đại bản doanh" của gia đình "dị nhân".
 
Tuy nhiên, “dị nhân” cũng cho rằng thời gian này do nhiều người hàng xóm khuyên nhủ nên cũng đã bước đầu vận động vợ và con gái mặc quần áo. Còn bản thân "dị nhân" thì vẫn chọn cách trần truồng.
 
Chỉ tay về đứa con gái Nguyễn Đức Hạnh (7 tuổi) “dị nhân” khoe rằng: “7 tuổi nhưng lém lỉnh và tinh nghịch lắm, mà từ khi nó sinh ra chả đau ốm gì, chả sữa gì cứ thế lớn lên làm bạn với vườn chuối với sông nước và tự nhiên. Bản thân tôi thấy như thế lại hay, lại tự do cứ như các bạn, như những đứa trẻ khác phải sống một cuộc sống theo khuôn phép, phép tắc với quần quần áo áo thì quá khổ. Thật ra tôi thấy các bạn khổ quá vì phải sống trong cái lồng nuôi công nghiệp".
 
Dị nhân trần truồng bãi giữa sông Hồng:
Anh Nghĩa, chị Mùi cùng con gái vẫn tiếp tục sinh sống ở bãi giữa sông Hồng, mặc cho người đời dị nghị. Họ có cái lý cho sự lựa chọn của mình và thấy hài lòng, hạnh phúc vì điều đó.

“Dị nhân” vừa nói vừa phá lên cười, mắt long lanh nhìn vợ, nhìn con một cách âu yếm rồi tu một hơi dài bình sấu ngâm. Phải chăng, cuộc sống của gia đình “dị nhân” như thế là quá đủ, quá sung sướng. Họ có cái lý riêng, lựa chọn riêng của mình mà không mưu cầu một cuộc sống bon chen với dòng chảy công nghiệp như tất cả những người xung quanh. Điều chúng tôi lo lắng là tương lai của bé Hạnh khi không được đến trường, sống kiểu "lập dị" như cha mẹ. Như chuyên gia giáo dục - tâm lý Nguyễn Đức Hùng nhận định: 
 
"Người Việt mình cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ quên đi những hình ảnh về thời thơ ấu nhưng tất cả những gì xảy ra sẽ được ghi nhận vào tiềm thức của trẻ và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý đối với lứa tuổi dậy thì. Hiện tại cần để cháu Đức Hạnh phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, đặc biệt vài năm nữa cháu sẽ trở thành thiếu nữ thì bắt buộc phải hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Càng để lâu thì khả năng hòa nhập càng khó. Ngoài ra, cháu phải được đi học, đến trường, vui chơi… Cháu bé không thể phát triển bình thường với cách sống biệt lập như thế được".
 
Theo Lê Bảo (aFamily.vn/Trí thức trẻ)

Nổi bật