Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình!

28/07/2021 15:41:42

Khi bị kiểm tra hành chính, có rất nhiều lý do người dân đưa ra để đối phó và cũng không hiếm những tình huống gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Sáng 28/7, theo ghi nhận của chúng tôi tại tổ công tác phòng chống dịch khu vực ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Minh Giám, rất nhiều công dân đã được lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính.

Đáng chú ý, trong số này rất nhiều người vẫn chưa tuân thủ chỉ thị của thành phố, khi được hỏi thì họ đưa ra lý do cá nhân, khiến lực lượng chức năng phải mất nhiều thời gian, kiên trì giải thích.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Tùng – Phó Chủ tịch UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho hay, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, tổ công tác đã xử phạt 3 trường hợp. 

Theo ông Tùng, nhiều người khi bị kiểm tra phát hiện không có lý do chính đáng, giải thích vòng vo, không tuân thủ công tác phòng chống dịch, lực lượng chức năng buộc phải lập biên bản, xử lý hành chính theo quy định.

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, tại chốt làm việc của tổ công tác sáng nay, một nam thanh niên điều khiển xe ô tô không biển kiểm soát, khi được hỏi thì người này cho biết đang trên đường mang xe ô tô đi giao cho khách.

"Do làm nghề dịch vụ nên khi khách yêu cầu mang hàng đến giao thì tôi phải mang đi", nam thanh niên giải thích lý do không chính đáng.

Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình!
Nhân viên bán xe ô tô đi giao hàng cho khách trong thời gian có lệnh cấm

Một tình huống khác khiến cho tổ công tác mất gần 1 giờ đồng hồ để giải thích, đó là trường hợp người phụ nữ tự giới thiệu là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu. 

Khi tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy công tác hoặc giấy phép đi đường trong thời gian Hà Nội đang giãn cách xã hội, chị nói rằng bản thân là giám đốc nên không thể ký xác nhận cho mình. Tuy nhiên sau gần 1 giờ đồng hồ, người phụ nữ này vẫn không thể chứng minh được lý do chính đáng nên đã phải nộp phạt theo quy định.

Ngoài ra, một số trường hợp đi chợ, buôn bán nhưng đều không có giấy xác nhận cũng đã bị xử phạt theo đúng quy định.

Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận sáng nay.

Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 1
Tổ công tác đang làm nhiệm vụ kiểm tra hành chính đối với những công dân ra đường không có lý do chính đáng
Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 2
Công dân nào có đầy đủ giấy tờ xác nhận sẽ được lưu thông
Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 3
Nam nhân viên đi giao xe cho khách đang được giải thích
Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 4
Một số công dân đi chợ hoặc buôn bán nhưng không có xác nhận nên phải nộp phạt theo quy định
Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 5
Người phụ nữ "Giám đốc" cuối cùng cũng chấp nhận nộp phạt
Chuyện tại chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội: Nữ giám đốc không có giấy thông hành vì... không thể ký cho mình! - 6
Một shipper đang được giải thích và đối chiếu các quy định

Ngày 23/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 17 thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7 trên phạm vi toàn TP.

Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Hà Nội dừng hoạt động xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe "ôm"); trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Công tác vận tải hàng hóa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên "luồng xanh" vào thành phố).

Theo Minh Ngọc (Nhịp Sống Việt)

Nổi bật