Tại phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu, dù mỗi năm ngân sách Nhà nước (NSNN) dành khoảng 1.300 tỷ đồng chi cho các công trình nghiên cứu khoa học, nhưng tình trạng đề tài nghiên cứu xong xếp ngăn kéo rất phổ biến, tỷ lệ các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế rất thấp… “Cử tri đặt câu hỏi có phải sản phẩm khoa học của chúng ta nghiệm thu trên bàn là chủ yếu? Có phải do chúng ta đầu tư dàn trải, không tập trung, đầu tư không đúng chỗ, đúng người, đúng việc? Có hay không cơ chế xin, cho?”, ĐB Cường chất vấn.
“Đến giờ phút này, chưa ai phản ánh với tôi và cung cấp những bằng chứng về việc “ăn chia”. Nếu có hiện tượng này, các ĐB có thể chuyển địa chỉ cho chúng tôi. Tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Bộ trưởng Nguyễn Quân |
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Nguyễn Quân “đính chính” chi phí hàng năm cho việc này không phải chỉ có 1.300 tỷ đồng mà là hơn 3.000 tỷ đồng. “Đề tài xếp ngăn kéo là những đề tài nghiên cứu cơ bản, vì nó đi trước thời đại nên phải nằm trong ngăn kéo để chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định mới có thể ứng dụng được”, Bộ trưởng nói, và ví dụ chất bán dẫn được người Mỹ phát minh ra từ đầu thập kỷ 50, nhưng phải nằm ngăn kéo đến đầu thập kỷ 60. Khi người Nhật mua sáng chế đó thì mới trở thành sản phẩm hàng hóa, ngày nay mỗi năm đóng góp cho thế giới hơn 20.000 tỷ đô la.
Lãng phí vô cùng lớn
“Việc xét duyệt và giao đề tài rất dễ dàng, đặc biệt còn tình trạng cơ quan quản lý chủ trì nhiệm vụ gợi ý, tự đưa ra các quy định trích nộp phần kinh phí thuê khoán chuyên môn với tỷ lệ rất lớn, từ 25% đến 50%”. ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) |
|
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên). Ảnh: Như Ý |
“Bộ trưởng có nhận được thông tin phản ánh về những việc đó không? Nếu có, Bộ trưởng đã xử lý như thế nào để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong xét duyệt các đề tài nhiệm vụ khoa học, công nghệ?”, ĐB Hùng truy vấn.
Ý kiến bên lề *“Tôi cho rằng ĐB Đỗ Mạnh Hùng đặt câu hỏi có cơ sở và đó là những thông tin rất tốt cho Bộ trưởng. Nhưng rất tiếc! Tôi nghĩ Bộ trưởng nên tiếp thu câu hỏi đó vì nó sẽ giúp Bộ trưởng trong việc tăng cường công tác quản lý. Còn việc đòi hỏi bằng chứng là cần thiết, nhưng đó không phải vấn đề quan trọng. Đó là câu hỏi của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao thì đúng hơn”, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa). * “Bộ trưởng Nguyễn Quân trả lời sâu, nhưng lại chưa làm rõ tại sao KH&CN chưa đứng ở vị trí đúng tầm, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu? Không có đất nước nào muốn phát triển bền vững mà không dựa vào khoa học cả. Đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không có khoa học thì phải làm gì đây?”, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội). Thành Nam |
Theo Dũng Nguyễn (Tiền Phong)