Đó là câu trả lời của lãnh đạo các trường THCS vốn lâu nay vẫn tổ chức thi tuyển vào lớp 6.
Học sinh chờ cha mẹ đến đón sau kỳ thi vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội năm 2014 (Ảnh: Văn Chung). |
Trường THCS Cầu Giấy được thành lập theo mô hình trường chất lượng cao, nhưng do chưa có quyết định công nhận nên lâu nay vẫn hoạt động theo mô hình trường công lập.
"Vì tỷ lệ đăng ký dự thi vào trường cao nên nhà trường duy trì hình thức thi tuyển kết hợp với tuyển thẳng những học sinh có thành tích hoặc năng khiếu được duy trì nhiều năm nay" - ông Tiến nói. Hàng năm tỷ lệ chọi vào lớp 6 của trường luôn ở mức 1/10.
Trong khi đó, lãnh đạo chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, các năm trước mọi quy định liên quan đến tuyển sinh khối 6 của trường ra sao đều do sở quy định và hướng dẫn. Nhà trường cũng như phụ huynh hiện vẫn chờ đợi hướng dẫn của sở.
Mỗi năm trường Hà Nội - Amsterdam chỉ tuyển khoảng 200 học sinh lớp 6 nhưng số lượng đăng ký dự thi thường lên tới 4.000. Vì vậy, ban giám hiệu cũng chưa hình dung ra phương án tuyển sinh nào thay thế cho việc thi 2 môn Văn, Toán.
Còn lãnh đạo trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, nhà trường đón nhận chỉ đạo này với tâm trạng vừa mừng vừa lo. Là trường thực hành trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, tuyển sinh không theo địa bàn Hà Nội mà mở rộng khắp cả nước nên bài toán tuyển sinh đầu cấp, nhất là lớp 6 với trường này không đơn giản.
Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thanh Giang chia sẻ: "Đây thực sự là bài toán khó khăn cho chúng tôi. Nếu tổ chức thi sẽ thuận lợi hơn vì nhiều trường nhu cầu đầu vào lớn nhưng số lượng tuyển rất hạn chế. Hiện sở đang yêu cầu các phòng GD-ĐT trình phương án để xem xét".
Học sinh trao đổi bài sau giờ thi vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Văn Chung). |
Như vậy trong một trường sẽ có các lớp học đại trà và một số lớp học chất lượng cao. Khoảng thời gian lớp 7, lớp 8 theo ông Hiền: "Khi đó chương trình học mới bắt đầu phân hóa rõ ràng".
Ủng hộ văn bản của Bộ GD-ĐT, tuy nhiên ông Hiền cho rằng: "Nếu làm ngay từ lớp 6 chắc chắn khó tránh khỏi chuyện phụ huynh chạy chọt, giáo viên nâng điểm, làm đẹp học bạ cho học sinh rồi chuyện dạy thêm học thêm".
Về phía phụ huynh, chị Hằng Ngọc có con đang học lớp 5 trường Tiểu học Ngôi Sao (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết chị rất phấn khởi sau lệnh cấm này.
"Trường này từ trước đến nay vốn có nhiều cháu thi đỗ vào lớp 6 trường chuyên nên mới vào lớp 1, lớp 2 không ít người đã lên kế hoạch cho con học thêm. Nhiều cháu cứ hết giờ học buổi chiều, ăn tạm cái bánh mì là bố mẹ đến đón đi học thêm nhà thầy. Thấy mà thương..." - chị Ngọc tâm sự.
Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, chị Ngọc được biết không ít cháu vì học nhiều mà lên lớp "bị đơ" do mệt mỏi và bị nhồi sọ đủ phương pháp học của thầy cô, càng học càng kém.
Theo quan điểm của chị Hằng Ngọc với trẻ lớp 5, chỉ cần các con học tốt kiến thức cơ bản trên lớp là được. Chị cũng dự định cho con thi thử vào trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam để thử sức.