Theo đó, xe buýt thuộc thị trấn Châu Hưng và xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi) được giảm 100% giá vé; riêng các xe không đăng ký kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được giảm 40%, còn các phương tiện khác giảm 20%. Như vậy, giá vé qua trạm chỉ còn từ 15.000-84.000 đồng, tùy theo loại xe. Riêng các loại xe kinh doanh chỉ còn mức phí từ 20.000-112.000 đồng.
Cũng theo ông Phương, trước khi xảy ra sự cố hỗn loạn tại BOT Sóc Trăng (xã An Hiệp, huyện Châu Thành) những ngày qua, Bộ Giao thông Vận Tải đã chỉ đạo công ty thực hiện việc này.
Theo ông Phương, thực hiện dự án BOT Bạc Liêu (xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi), chủ đầu tư không xây dựng tuyến tránh qua TP.Bạc Liêu, mà chỉ nâng cấp cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, với chiều dài gần 10km, rộng 20,5m, với tổng vốn hơn 600 tỷ đồng; xây dựng 12 tháng, đi vào hoạt động ngày 30.12.2016, thời hạn thu phí hoàn vốn khoảng 15 năm.
Trong khi đó, tại BOT Sóc Trăng liên tiếp những ngày qua đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các tài xế. Họ cho rằng phương tiện của mình đã mua phí đường bộ hàng năm, hiện lại tốn thêm tiền mua vé qua trạm là vô lý. Theo đó, các tài xế cho xe dừng chắn ở các làn thu phí hướng từ Sóc Trăng đi Cần Thơ và ngược lại, khiến giao thông trên Quốc lộ 1A liên tục bị tê liệt.
Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên (Dân Việt)