Bộ Y tế lên tiếng chính thức về các ca nghi nhiễm bệnh MERS tại Việt Nam tính đến 18 giờ ngày 7-6.
Viện Pasteur TP HCM ngày 7-6 cho biết vừa phát hiện ca nghi nhiễm bệnh MERS-CoV đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị S. (52 tuổi, ngụ Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trước đó, bà S. cùng chồng đi du lịch tại 2 thành phố là Dubai và Abu Dhabi Dubai từ ngày 31-5 đến ngày 4-6. Đoàn du lịch có tổng cộng 48 người.
Trong quá trình du lịch tại đây, bà S. có chơi cưỡi lạc đà, không tiếp xúc với người viêm hô hấp. Vào lúc 19 giờ 30 ngày 4-6, bà S. trở về nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay số hiệu máy EY-441 từ Dubai thuộc các Tiểu vương Quốc Ả Rập (UAE). Trước khi nhập cảnh, vào 11 giờ ngày 4-6, bà S. bị sốt tại Dubai, tự uống paracetamol. Sau khi nhập cảnh vào cửa khẩu Tân Sơn Nhất, bệnh nhân về nhà tại Bình Dương.
|
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh MERS tại TP HCM Ảnh: NGUYỄN THẠNH |
Hiện bệnh nhân được cách ly tại phòng điều trị tại bệnh viện này trong tình trạng giảm sốt, vẫn ho, sổ mũi.
Theo ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, đây là trường hợp nghi nhiễm MERS – CoV do có dấu hiệu sốt cao 39 độ, ho, sổ mũi, đi về từ vùng dịch chưa qua 14 ngày. Đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV khu vực phía Nam đã phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và địa phương để tư vấn, phát hiện và đưa vào cơ sở cách ly theo quy định.
Viện cũng đã báo cáo và tổ chức điều tra dịch tễ, thông báo và chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương điều tra tại cộng đồng.
Bộ Y tế xác nhận chưa có ca nhiễm MERS Tối 7-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết đến 18 giờ cùng ngày, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV. Những ca bệnh nghi ngờ ở Hà Nội và TP HCM nhập viện trong những ngày qua đều âm tính với MERS-CoV. Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo phòng chống MERS-CoV đối với người đi du lịch: - Hạn chế đi du lịch tới các vùng đang có dịch, đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch …. Nếu phải đi, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; lúc về phải khai tờ khai y tế khi nhập cảnh, tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. - Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. - Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. - Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. N.Dung |
Theo Nguyễn Thạnh (Nld.com.vn)