Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Hiện nay Tổng công ty Đường sắt đang sử dụng một hệ thống nhà cổ thời Pháp thuộc như: ga Nha Trang, Đà Lạt... Cũng phải kiểm tra lại xem tu sửa định kỳ có đảm bảo không. |
Trước đây, Tổng công ty trực thuộc Chính phủ và Bộ Tài chính. Hiện nay, Tổng công ty thuộc Bộ GTVT quản lý.
Bộ đã giao Tổng công ty tập hợp tất cả các hồ sơ của ngôi nhà từ thời đơn vị này ký tiếp quản, bởi có thể hồ sơ hoàn công nhà vẫn còn.
Hiện trường vụ sập biệt thự cổ . (Ảnh: VietNamNet) |
Do thuộc diện bảo tồn nên kết cấu nhà khi sửa chữa phải xin phép UBND TP.
Tổng công ty chỉ duy tu hàng năm chống dột thấm, quét vôi ve lại và Ban quản lý dự án 1 vẫn sử dụng làm nơi làm việc.
“Trước khi sập, nhà thuộc dạng nhà cũ chứ không phải xuống cấp nguy hiểm nên vẫn để cho anh em làm việc bình thường. Không có dấu hiệu bất thường xuống cấp sắp đổ nên không có cảnh báo nguy hiểm, hay nói đúng ra nhà nứt và sập tức thời chứ không phải nghiêng đổ từ lâu”, ông Hoạch khẳng định.
Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt cũng cho biết thêm, sự cố nhà sập xảy ra rất nhanh nên anh em chỉ kịp chạy ra ngoài hành lang ban công ngoài trời có khoảng rộng ở cầu thang tòa nhà nên rất may không ai bị thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, những người sinh hoạt xung quanh bị gạch đá của tòa nhà đổ đè lên. Đã có 2 người bị tử vong và 6 người bị thương.
Bộ Tài chính từng yêu cầu di dời Cơ quan điều tra ban đầu xác định, tòa nhà được xây dựng từ năm 1905, đã qua sửa chữa, tu tạo vào những những năm 1990, có diện tích 1.164m3, gồm 3 khối, khối thứ 2 có diện tích 300 m2 đổ sập sang bên lối đi của tòa nhà. Sơ bộ nguyên nhân ban đầu được xác định do tòa nhà đã qua sử dụng nhiều năm đã xuống cấp và thời tiết liên tục mưa trong những ngày vừa qua dẫn tới tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực nên tự sập đổ một phần. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, số 107 phố Trần Hưng Đạo có nguồn gốc là nhà vắng chủ. Sau đó, khu nhà này được giao cho Tổng công ty Đường sắt VN trực tiếp quản lý, sử dụng. Trong quá trình sử dụng, do điều kiện khó khăn về nhà ở của cán bộ công nhân viên, Tổng công ty đã ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân. Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, trên cơ sở ý kiến của UBND TP, ngày 20/9/2013, Bộ Tài chính có văn bản số 12859/BTC-QLCS về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 2 cơ sở nhà đất của Tổng công ty Đường sắt VN trên địa bàn TP. Bộ Tài chính thống nhất giữ lại khu biệt thự Pháp cổ số 107 phố Trần Hưng Đạo để tiếp tục sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của TP Hà Nội. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị Tổng công ty Đường sắt di dời, chấm dứt việc cho thuê để quản lý, sử dụng theo đúng quyết định 09/2007/QĐ-TTg. Đồng thời, Bộ đề nghị Tổng công ty liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội để được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật. Sở Xây dựng cũng cho biết thêm, ngày 15/9/2015, Sở này đã có quyết định số 8533/QĐ-SXD về việc xác lập sở hữu toàn dân ngôi nhà số 107 phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo đề nghị của Tổng công ty vào ngày 5/8/2015. |