Bộ Y tế cho biết đã có báo cáo về các vướng mắc trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế. Đồng thời Bộ đề xuất Chính phủ các giải pháp tháo gỡ trước thực trạng nhiều bệnh viện trên cả nước cần "cấp cứu" vì thiếu vật tư, thiết bị y tế.
Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi Luật dược, xây dựng để ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối với các thuốc hiếm, cần thiết cho điều trị…
Tại báo cáo này, Bộ Y tế cho biết việc mua sắm trang thiết bị y tế có số khó khăn, vướng mắc như quy định tham khảo ít nhất 3 báo giá trong điều kiện chỉ có một nhà cung cấp, chưa quy định rõ vật tư y tế (bông, băng, cồn, gạc...) có phải là tài sản công không…
Ngoài ra, một số trang thiết bị sau khi kết thúc đề án liên doanh, liên kết có giá trị dưới 50%, nhưng vẫn trong điều kiện hoạt động tốt.
Một số trang thiết bị sau khi kết thúc đề án liên doanh, liên kết có giá trị dưới 50%, nhưng vẫn trong điều kiện hoạt động tốt...
Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98. Bộ Tài chính tiếp tục sửa đổi thông tư 58, nghị định 51...
Bộ Y tế cũng nêu rõ 4 khó khăn, vướng mắc nổi cộm hiện nay dẫn đến các đơn vị lúng túng thực hiện:
- Về khái niệm tài sản công bao gồm thuốc, vật tư tiêu hao sử dụng một lần thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 151/2017, theo đó không thể áp dụng ban hành định mức sử dụng để mua sắm.
- Phân cấp thẩm quyền mua sắm giữa Nghị định 63 hướng dẫn Luật đấu thầu và nghị định 151/2017 hướng dẫn Luật tài sản công cần thống nhất.
- Hiện nay chỉ có Nghị định 151 quy định nội dung quyết định mua sắm, chưa có hướng dẫn nội dung dự toán mua sắm và chưa có hướng dẫn cụ thể cách thức xây dựng, phương pháp thẩm định.
Điều này khiến các đơn vị rất lúng túng trong thực hiện, dẫn đến sợ không dám thực hiện vì không biết thế nào đúng, sai.
Theo đó, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi Luật Dược, xây dựng để ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối với các thuốc hiếm, cần thiết cho điều trị…
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành trong tháng 2/2023, cụ thể với các nội dung sau:
Thứ nhất, Với quy định quản lý giá trang thiết bị y tế, Bộ Y tế kiến nghị bỏ quy định về thời điểm mua sắm (quy định tại khoản 4 Điều 44 và khoản 3 Điều 52 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP) và chuyển hình thức quản lý chỉ một số mặt hàng thuộc danh mục quản lý phải kê khai giá thay bằng tất cả các mặt hàng như hiện nay và bổ sung quy định tất các các mặt hàng thiết bị y tế phải kê khai giá trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế để công khai, minh bạch thông tin.
Thứ 2, về đăng ký lưu hành trang thiết bị, Bộ Y tế cho rằng để tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế, dự thảo nghị định quy định gia hạn thêm 1 năm hiệu lực của các giấy phép đã cấp đến hết ngày 31/12/2023.
Thứ 3, về thu hồi trang thiết bị y tế, bộ kiến nghị sửa đổi, quy định rõ thêm trường hợp xử lý trang thiết bị y tế tại đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu, đang lưu hành trên thị trường hoặc đã được cơ sở y tế mua sắm sau khi bị thu hồi số lưu hành trang thiết bị y tế.
Thứ 4, với quy định về xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất, cơ quan này kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ mục đích phục vụ hội chợ, triển lãm, trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm cho phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại thương.
Bộ Y tế cũng kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục sửa đổi thông tư 58/2016/TT-BTC, trong đó hướng dẫn cụ thể một số khái niệm như dự toán mua sắm với dự toán thu chi để tránh gây nhầm lẫn, không thống nhất…
HL (Nguoiduatin.vn)