Cháu P.T.T (2 tuổi) bị hóc kẹo, được đưa đến Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ (Hà Nội) cấp cứu nhưng bất thành. Gia đình đưa về thấy cháu T. ‘ngáp ngáp’ nên đưa đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu tiếp.
Gia đình anh P.T.S. và chị L.T.T (ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông, T.P Hà Nội) bức xúc về việc con trai là cháu P.T.T. (2 tuổi) bị hóc kẹo, đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) cấp cứu nhưng bất thành.
Anh P.T.S – bố cháu T. cho biết: “Chiều ngày 11/3, cháu T. ăn kẹo ở ngoài sân và bị vấp ngã. Viên kẹo chui tọt xuống cổ họng của cháu. Sau đó, gia đình đưa cháu T. đến Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) cấp cứu. Tại đây, bác sĩ Trịnh Thị Luyến – bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viện đã tiến hành cấp cứu cho cháu. Chỉ trong thời gian ngắn, bác sĩ Luyến bảo không cứu được nên gia đình đưa cháu T. về nhà lo hậu sự”.
Trước nỗi đau mất con, mất cháu… nhiều người thân cháu T., bức xúc, chính sự tắc trách của đội ngũ ê-kíp trực của Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ hôm xảy ra sự việc mới dẫn đến cái chết thương tâm của cháu T.(?).
Hồ sơ bệnh án và quy trình cấp cứu bệnh nhân có vấn đề (?!)
Bác sĩ Phạm Xuân Hưởng – Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp và bác sĩ Trịnh Thị Luyến người trực tiếp cấp cứu cháu T. làm việc với PV |
Lúc này, tim cháu T. đã ngừng đập. Tôi ép bóng, tiêm thuốc, điện tim… trong vòng khoảng 20 phút nhưng không có kết quả. Tôi mới bảo không cứu được cháu. Bệnh nhân xác định tử vong trước khi đưa đến bệnh viện, chúng tôi đã cố gắng hết khả năng chuyên môn”.
Khi hỏi kết luận một bệnh nhân đã tử vong trong bệnh án chỉ có một bác sĩ Luyến, ông Đặng Đình Hùng - Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Chương Mỹ cho biết: “Nếu nói về ngành y, căn cứ bệnh nhân vào trong tình trạng như đồng tử giãn, ngừng tim, ngừng thở… không có điện tim thì chúng tôi đã kết luận tử vong rồi”.
Tiếp cận hồ sơ bệnh án, PV báo Người Đưa Tin thấy, thời gian cấp cứu bệnh nhân T. chỉ trong vòng 20 phút, từ 17h15 đến 17h35.
Trong hồ sơ nêu rõ, bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, ngừng thở không bắt được mạch. Các bác sĩ tiến hành biện pháp Hiemlich; hút dịch hầu họng; đặt bệnh nhân nằm tư thế thuận lợi; ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng…
Bệnh án của cháu T. tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội). |
Ông Chinh cho biết thêm: “Bệnh nhân T. vào viện tôi phải xử lý cấp cứu, gắp dị vật đường thở. Trẻ con chỉ cần 5 phút, mất ôxy sẽ gây mất não, ngừng tim. Cách đầu tiên là phải giải phóng đường thở, dốc ngược vỗ lưng để dị vật bật ra ngoài hoặc nó giãn đường thở ra. Bệnh nhân vào đã tử vong ngoại viện, đồng thể giãn, ngừng tim. Còn về việc bệnh nhân tử vong cách đó bao lâu thì phải cần đến pháp y mới biết được. Ngoài ra, sử dụng bệnh án không thể kết luận được”.
Nói về quy trình cấp cứu, ông Chinh cho hay, khi vào viện bệnh nhân tử vong thì các bác sĩ vẫn cấp cứu bình thường, trừ trường hợp bệnh nhân tử vong quá lâu. Các bác sĩ sẽ tiến hành thông thoáng đường thở, gắp dị vật, ép tim, tiêm thuốc… Thủ thuật Hiemlich rất đơn giản, ai cũng làm được. Đối với bệnh nhân T., làm thủ thuật Hiemlich không được thì phải mở khí quản để gắp dị vật.
Theo Đình Hường (Nguoiduatin.vn)