Bão quần thảo dồn dập, tơi tả Hà Tĩnh

15/09/2017 13:45:00

Bão số 10 đã chính thức đổ bộ vào đất liền. Các tỉnh miền Trung mưa trắng trời, gió giật mạnh. Sau khi gió giảm cường độ, mưa lớn hơn, gây ngập úng nhiều nơi. Riêng vùng tâm bão Hà Tĩnh, bão vẫn đang quần thảo dữ dội...

Bão số 10 đã chính thức đổ bộ vào đất liền. Các tỉnh miền Trung mưa trắng trời, gió giật mạnh. Sau khi gió giảm cường độ, mưa lớn hơn, gây ngập úng nhiều nơi. Riêng vùng tâm bão Hà Tĩnh, bão vẫn đang quần thảo dữ dội...

14h40: nguồn tin tư Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, 1 giờ đồng hồ nữa tâm bão số 10 sẽ ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam, nhưng vùng ảnh hưởng của bão vẫn gây gió mạnh ở khu vực vừa đổ bộ trong khoảng thời gian nhất định.

13h40, hình ảnh vùng tâm bão phát đi từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho thấy bão vẫn nằm trên lãnh thổ Việt Nam, vùng Hà Tĩnh.

Tuy nhiên ghi nhận thực tế, sức gió đã giảm nhiều, hiện chỉ còn mưa lớn, gây ngập úng nhiều nơi.

Gió lặng, người dân bắt đầu ra đường dọn dẹp hậu quả sau bão.

 
 
 
 
 
 Thị trấn biển Thiên Cầm tan tác sau bão (Ảnh: Văn Dũng)

Thị trấn biển Thiên Cầm tan tác sau bão (Ảnh: Văn Dũng)

13h25: Vùng tâm bão cường độ gió đã giảm, mưa to xối xả.

13h: Mọi hoạt động ở thị trấn Thiên Cầm (Hà Tĩnh) đều đang tê liệt hoàn toàn. Từ trên cao nhìn xuống có thể thấy rõ mái nhà, cây cối ngổn ngang, vỡ nát...

Về lo ngại vỡ đê sông Mai Giang ở Nghệ An, trao đổi cùng PV, ông Hồ Sỹ Tùng - Chánh Văn phòng UBND thị xã Hoàng Mai khẳng định, nước phía ngoài dâng cao gây ngập, không hề có nguy cơ vỡ đê.

 

Cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lúc 13h, tâm bão ở vị trí 17,80N-106,00E; ngay khu vực các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14.

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25 km/h.

Ảnh hưởng của bão số 10, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14, Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 15; Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) gió giật cấp 12.

 
 Khách sạn Sông La là công trình khá kiên cố nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Khách sạn Sông La là công trình khá kiên cố nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

12h36: Gió bão vẫn "quật" tơi tả ở Hà Tĩnh, chưa có dấu hiệu giảm.

Hình ảnh bão quần thảo tơi tả tại Hà Tĩnh lúc 12h36

Gió bão quần thảo dữ dội ở vùng tâm bão Hà Tĩnh

12h20: Gió bão vẫn đang quần thảo rất dữ dội ở Hà Tĩnh trong khi ở các tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa... bão đã lặng dần, sức gió giảm.

Tại Hà Tĩnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong trong bão. Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Văn Hùng, Phó Chủ tịch huyện Nghi Xuân cho hay, nạn nhân đã được khám nghiệm tử thi, trên 30 tuổi, đã có vợ con. Nguyên nhân là do trong bão, nạn nhân trèo lên kè, chằng chéo mái tôn không may bị ngã.

12h11: Trao đổi với PV Dân trí, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn thông tin, đoàn của tỉnh do ông đứng đầu đã kịp thời có mặt đông viên, kêu gọi, đưa người dân tại xóm Nguyễn Huệ, xã Kỳ Xuân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.

Hiện tại mưa đang lớn dần ở nhiều nơi, nước dâng cao gây ngập úng, sạt lở. Nước dâng cao, một nửa chân đê sông Mai Giang (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) bị xói lở... Đang tập trung toàn bộ lực lượng gia cố thân đê.

 Đê sông Mai Giang (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) (Ảnh: Phạm Cảnh)

Đê sông Mai Giang (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) (Ảnh: Phạm Cảnh)

 Đội mưa gia cố, giữ đê sông Mai Giang.

Đội mưa gia cố, giữ đê sông Mai Giang.

Mưa bão quần thảo ở Nghệ An (Video: Hoàng Lam)

12h: tại nhiều địa phương gió đã lặng nhưng mưa bắt đầu to dần, nhất là các địa phương ven biển.

Tại Hà Tĩnh, bãi biển Thiên Cầm bão vẫn đang gào thét mịt mù, cây cối nghiêng ngả, nhiều ngôi nhà bị tốc mái.

Vùng biển Cửa Nhượng, thị trấn Thiên Cầm bão vẫn đang quần thảo rất mạnh, chưa có dấu hiệu giảm cường độ.

Mưa lớn kéo dài trong vòng hơn 1 đồng hồ khiến nhiều khu vực ngập nặng.

Theo lãnh đạo địa phương, trong thời điểm bão giật mạnh, lực lượng chức năng tại chỗ vẫn luồn qua các khu vực dân cư nắm tình hình thiệt hại về nhà cửa để thông tin kịp thời cho hàng ngàn hộ dân đang đi tránh bão.

 
 Một số địa phương nằm sâu trong đất liền đã lặng gió nhưng mưa nặng hạt hơn (Ảnh: Đăng Đức)

Một số địa phương nằm sâu trong đất liền đã lặng gió nhưng mưa nặng hạt hơn (Ảnh: Đăng Đức)

11h50: Tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBQG ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn sẵn sàng huy động lực lượng để kịp thời ứng cứu, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Cho đến lúc này, chưa nhận thêm thông tin thiệt hại về người.

Gió bão quần thảo ở Quảng Trị (Video: Đăng Đức)

Hình ảnh ghi nhận vùng tâm bão.

Gió bão quần thảo dữ dội tại Hà Tĩnh

11h30', tại TP.Huế ghi nhận có 7 nhà dân ở phường An Đông tốc mái. Tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phong Điền có nhà hàng Việt Long ven đầm Lập An bị đổ sập nhưng không gây thiệt hại về người. Huyện Phong Điền mưa xối xả và gió lớn, giật từng hồi.

11h25, tại địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), mưa rất to, gió giật rất mạnh cấp 14, cấp 15. Gió mạnh đã khiến tháp đài truyền hình thị xã Kỳ Anh cao 100m bị đổ sập hoàn toàn. Hiện chưa thể thống kê con số thiệt hại cụ thể. "Đây là cơn bão lớn nhất từ mấy chục năm trở lại đây. Thiệt hại chắc chắn sẽ rất lớn" một cán bộ thị xã Kỳ Anh cho biết.

 Trường tiểu học Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị) ngổn ngang (Ảnh: Đăng Đức)

Trường tiểu học Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị) ngổn ngang (Ảnh: Đăng Đức)

11h21', tại Hà Tĩnh, bão vừa cuốn phăng một ki ốt tại thị trấn Thiên Cầm. "Lâu lắm rồi mới thấy cơn bão mạnh như thế này" , đó là lời anh Tuấn, 45 năm sống ở mảnh đất Thiên Cầm này.

Điều hòa cùng nhiều tài sản khác của khách sạn Sông La - khách sạn lớn nhất tại Thiên Cầm bị bão kéo xuống, quăng đi cả mét.

Mặc dù tâm bão đi vào Hà Tĩnh- Quảng Bình nhưng tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), sóng biển dâng cao, tràn ngập đường Hồ Xuân Hương kèm theo đất đá, cát sỏi.

Tại Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, sóng biển cao từ 2 - 3 m, nhiều đoạn nước biển tràn lên đường Hồ Xuân Hương. Ngành chức năng phải đổ đá kè lại một số điểm để ngăn nước biển tràn vào.

Nhiều bè mảng của ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá do không có nơi tránh trú bão nên đã bị sóng lên kéo ra biển. Hiện bà con ngư dân đang cố gắng để kéo bè mạng lại không để trôi ra biển.

Bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các ban, ngành đã có mặt tại Sầm Sơn thị sát, nắm bắt tình hình diễn biến cơn bão để có biện pháp xử lý.

 
 (Ảnh: Nguyễn Thùy)

(Ảnh: Nguyễn Thùy)

Sóng biển tại Sầm Sơn cao 2-3m, các lực lượng phải gia cố thêm bờ kè.

Trao đổi với phóng viên Dân trí lúc 10h42 sáng (15/9), ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, khoảng 10h30 sáng cùng ngày, vùng trung tâm bão số 10 đã vào khu vực phía Nam của Đèo Ngang, đoạn Vũng Chùa (Quảng Bình).

Gió bão lớn như muốn thổi bay người ở Hà Tĩnh

11h, tại Hà Tĩnh, quãng đường từ xã Cẩm Nhượng, qua thị trấn Thiên Cầm, đến Cẩm Dương, Cẩm Hòa của huyện Cẩm Xuyên. Cây cối bị bão quần nát, gãy đổ ở nhiều nơi. Hiện nhiều tuyến đường việc đi lại là rất khó khăn do mái tôn, cây cối bị đánh bay, gãy đổ chấn ngang đường.

Nhiều khách sạn, nhà nghỉ tại Thiên Cầm bị tốc mái, cây cối trong khuôn viên bị gãy đổ. Do gió lớn nên dù đã cắt cử bảo vệ, nhân viên túc trực trông coi, nhưng lực lượng này thực sự bất lực trước gió bão.

Gió bão giật đổ nhà cửa, cây cối.

Tại Nghệ An, Cửa Lò nước đã ngập mênh mông. Một số người dân đang di chuyển trên đường mắc kẹt giữa mưa gió.

 
 (Hình ảnh tại Cửa Lò: Hoàng Lam)

(Hình ảnh tại Cửa Lò: Hoàng Lam)

Tại Thừa Thiên - Huế, có một số vùng thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà đoạn cầu Ca Cút đã nước ngập.

 (Ảnh: Đại Dương)

(Ảnh: Đại Dương)

Quốc lộ 49 đoạn từ xã Phú Thanh huyện Phú Vang đi cầu Ca Cút, nước đã ngấp nghé tràn bờ. Một số người dân ven quốc lộ vẫn bất chấp nguy hiểm cơn bão gần vào đi đánh cá.

Tại Quảng Bình, mưa trắng trời, gió giật dữ dội. Cửa Lò, Nghệ An cũng mù mịt trong mưa lớn, gió giật giữ dội, triều cường dâng cao, nước biển tràn vào sâu trong đất liền gần 1km.

 Nước tràn cả mặt đường quốc lộ 49 tại Huế (ảnh: Đại Dương).

Nước tràn cả mặt đường quốc lộ 49 tại Huế (ảnh: Đại Dương).

Tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, ông Lê Minh Tuấn, Bí thư kiêm Chủ tịch cho biết, hiện địa bàn có mưa, gió đạt cấp 7. Do gió lớn nên có nhiều nhà dân bị tốc mái. Tuy nhiên, người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Tại huyện Vĩnh Linh, thông tin với báo chí, ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện thống kê sơ bộ có 100 nhà dân tại các vùng phía Đông như Cửa Tùng, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái… bị tốc mái. May mắn không có thương vong về người.

Theo Nhóm PV (Dân Trí)

Nổi bật