BS Nguyễn Văn Linh (đứng giữa) trong ca phẫu thuật nội soi teo thực quản tại BV Sản nhi Đà Nẵng (Ảnh: BS cung cấp). |
Theo đó, 6h sáng ngày 3/4, ngay khi đặt chân tới bệnh viện sản nhi Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Văn Linh – chuyên khoa ngoại lồng ngực và một bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức (Bệnh viện nhi Trung ương), lập tức kiểm tra, thăm khám và tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau ca mổ kéo dài hơn 2 tiếng, bệnh nhân được rút máy thở ngay, phổi tốt, khí máu ổn định. Hiện trẻ đã có thể bú mẹ bình thường, không sốt, sức khỏe ổn định.
Bệnh nhi tự thở ngay sau phẫu thuật. Ảnh: BV Nhi Trung ương. |
Các triệu chứng này xuất hiện ngay sau đẻ, bao gồm: dễ sặc khi ăn, sùi bọt cua ở miệng, khi bú có thể sặc vào phổi gây viêm phổi , khó thở… Ngoài ra, khoảng 30-50% trường hợp có thể được chẩn đoán sớm hơn, ngay trong giai đoạn thai kỳ bằng phương pháp siêu âm.
Bệnh teo thực quản bẩm sinh càng được chẩn đoán và phẫu thuật sớm thì tỷ lệ thành công càng cao. Nếu để muộn, trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp sẽ gây khó khăn cho việc phẫu thuật và hồi sức sau mổ.
Phẫu thuật mở ngực để khâu lỗ rò khí thực quản và nối thực quản cần được tiến hành sớm để tránh hiện tượng viêm phổi do trào ngược dạ dày thực quản vào phổi và sặc nước bọt.
Kỹ thuật mổ nội soi lồng ngực trong các trường hợp teo thực quản rất phức tạp, việc gây mê hồi sức cũng rất khó khăn do trong quá trình gây mê, một bên phổi của trẻ gần như không hoạt động, vị trí phẫu thuật lại có nhiều mạch máu lớn, thực quản đầu trên dính với khí quản khiến trong mổ có thể gây rách thành khí quản, nguy hiểm đến tính mạng.