Tàu ngầm Kilo 636 được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mang theo 18 ngư lôi và tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở xa hàng trăm kilomet.
|
Tàu ngầm Đề án 636 Varshavyanka, NATO định danh lớp Improved Kilo (Kilo cải tiến) thuộc loại tàu ngầm tấn công điện-diesel cỡ lớn do Cục thiết kế Trung ương Rubin, Nga chế tạo vào những năm 1980. Đề án 636 là phiên bản nâng cấp từ tàu ngầm Đề án 877EKM, NATO định danh lớp Kilo. Tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm (ASW), chống tàu mặt nước (ASuW), trinh sát và tuần tra. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội. Ảnh: Hải quân Nga. |
|
Các kỹ sư Cục thiết kế Trung ương Rubin đầu tư rất nhiều cho hệ thống hỏa lực của tàu ngầm Đề án 636, đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm, cơ số ngư lôi tên lửa mang theo 18 quả. Ảnh: Osimint |
|
Trong 6 ống phóng ngư lôi, có 2 ống phóng được thiết kế đặc biệt để bắn ngư lôi điều khiển từ xa mới độ chính xác rất cao. Các ống phóng này được trang bị máy nạp tốc độ nhanh, loạt ngư lôi đầu tiên được bắn trong vòng 2 phút, loạt tiếp theo trong 5 phút. Ảnh: Forums.airbase |
|
Vũ khí chính trên tàu ngầm Kilo 636 là ngư lôi Type 53-65. Đây là loại ngư lôi dẫn đường âm thanh chủ động với tầm bắn từ 18-22 km tùy phiên bản, tốc độ 44-45 hải lý/giờ, mang theo đầu đạn nặng 307 kg chất nổ mạnh. Ảnh: Wikipedia |
|
Đặc biệt, tàu ngầm Kilo 636 có thể bắn ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval. Đây là loại ngư lôi không có đối thủ trên thế giới, nó di chuyển với tốc độ tới 200 hải lý/giờ, tầm bắn khoảng 11-15 km. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu không được trang bị loại ngư lôi này. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin |
|
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636 có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Klub-S. Tên lửa được bắn qua ống phóng ngư lôi với tầm bắn 220 km. Ảnh: Topwar |
|
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636 có thể mang theo và triển khai 24 mìn DM-1. Ảnh: Subsim |
|
Để tự vệ, tàu ngầm Kilo 636 được trang bị hệ thống đối phó điện tử, cảnh báo radar, hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa ngư lôi dẫn hướng âm thanh của đối phương. Ảnh: Hải quân Nga |
|
Lá chắn cuối cùng trên tàu ngầm Kilo là chính thiết kế thân tàu độc đáo. Tàu ngầm Kilo được thiết kế với thân đôi cùng 6 khoang kín nước cho phép duy trì khả năng nổi trong trường hợp một trong hai khoang bị trúng đạn. Ảnh: Photobucket |
|
Phòng điều kiển trung tâm của tàu ngầm Kilo. Cảm biến chính của tàu là hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-400EM, sonar phát hiện mìn và tránh va chạm MG-519EM, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước GE2-01. Ảnh: Subsim |
|
Tàu ngầm Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "hố đen đại dương" bởi khả năng hoạt động cực êm của nó. Ảnh: Russian Insider |
Theo Quốc Việt (Tri Thức Trực Tuyến)